logo

Đọc hiểu Vẩn vơ của Nguyễn Bính (2 đề)

Hướng dẫn trả lời 2 đề Đọc hiểu Vẩn vơ của Nguyễn Bính trắc nghiệm, tự luận chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao.

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi 

Đã quyết không không được một ngày,
Rồi yêu mất cả buổi chiều nay.
Chiều nay bướm trắng ra nhiều quá!
Không biết là mưa hay nắng đây?
Lâu nay tôi thấy ở lòng tôi,
Như có tơ vương đến một người,
Người ấy nhưng mà tôi chả nói,
Tôi đành ngậm miệng nữa mà thôi
Tôi quen ngậm miệng với tỉnh xưa,
Tình đã sang sông, đã tới bờ,
Tình đã trao tôi bao oán hận,
Và đem theo cả một thuyền mơ.
Mơ có năm năm đã vội tàn,
Có nàng đan mãi áo len đan,
Cô nàng áo đỏ đi qua đấy,
Hương đượm ba ngày hương chưa tan
Mà hương đượm mãi ở hồn tôi,
Tôi biết là tôi yêu mất rồi!
Tôi biết rồi đây tôi khổ lắm!
Chiều nay gió lạnh đấy, nàng ơi!
Tất cả mùa đông đan áo len
Cho người, cho tất cả người quen.
Còn tôi người lạ, tôi người lạ,
Có cũng nên và không cũng nên.
Cán đã bao la, hận đã nhiều,
Còn sao tôi vẫn chẳng thôi yêu?
Tôi đi mãi mãi con đường ấy,
Qua lại hôm nay, sáng lại chiều,

(Vẩn Vơ, Nguyễn Bình)


Đọc hiểu Vẩn vơ của Nguyễn Bính (Tự luận) - Đề 1

Câu 1. Em hãy xác định thể thơ của bài thơ trên?

Câu 2. Theo tác giả, nhân vật trữ tình có những biểu hiện nào của người đang yêu?

Câu 3. Theo em, tình yêu của nhân vật trữ tình là tình yêu từ hai bên (người) hay tình yêu đơn phương? Dựa vào đâu mà em biết điều đó?

Câu 4. Em nhận thấy tình yêu đã để lại hậu quả gì cho nhân vật trữ tình?

Câu 5. Em hiểu được tâm trạng gì của nhân vật trữ tình trong khổ thơ sau: 

Tất cả mùa đông đan áo len,
Cho người, cho tất cả người quen.
Còn tôi người lạ, tôi người lạ,
Cô cũng nên và không cũng nên.

Câu 6. Em hãy xác định biện pháp tu từ từ vựng và nêu tác dụng của nó ở câu thơ sau: 

Lâu nay tôi thấy ở lòng tôi
Như có tơ vương đến một người

Câu 7. Đọc bài thơ “Vẩn vơ" em thấy nhân vật trữ tình muốn bày tỏ những nỗi lòng nào của mình?

Câu 8. Từ tình yêu của nhân vật trữ tình, em hãy rút ra bài học cho bản thân khi yêu? (trình bày khoảng 3 đến 5 dòng).

Trả lời đọc hiểu 

Câu 1: Thể thơ thất ngôn

Câu 2: Như có tơ vương; đem theo cả một thuyền mơ; hương đượm mãi ở hồn tôi.

Câu 3: 

- Tình yêu của nhân vật trữ tình là tình yêu đơn phương. Tình yêu đơn phương được thể hiện qua những cảm xúc, tâm trạng, biểu hiện và mong nhớ của tác giả. 

Câu 4: 

- Tình yêu đã để lại cho nhân vật trữ tình những hậu quả: oán hận, đau khổ, những mộng mơ. 

Câu 5: 

Nhân vật trữ tình trong khổ thơ đang trải qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi. Đang đối mặt sự lạ lẫm, sự khó khăn trước tình yêu của bản thân mình. 

Câu 6:

- Biện pháp tu từ: so sánh "lòng tôi - như tơ vương đến một người" 

- Tác dụng: 

+ Tăng tính gợi hình, gợi cảm, tăng hiệu quả diễn đạt của đoạn thơ

+ Khẳng định tình yêu đơn phương của nhân vật trữ tình dành cho người mình yêu là vô cùng chân thành, trânn

Câu 7: 

Qua bài thơ em thấy được nhân vật trữ tình muốn bày tỏ tình cảm, sự nhớ nhung về người mình yêu. Đồng thời nhân vật trữ tình còn bộc lộ nỗi lòng của sự cô đơn, sự khó khăn về tình yêu của bản thân. 

Câu 8: 

Tình yêu là thứ tình cảm không thể thiếu trong cuộc sống. Tình yêu giúp đôi bên cùng phát triển, cùng nỗ lực, cùng nhau hoàn thành mục tiêu và lí tưởng của bản thân. Dù vậy tình yêu vẫn đem đến nhiều hậu quả tiêu cực trong cuộc sống, tình yêu có thể khiến chúng ta mất đi lí trí, khiến chúng ta đau khổ, đặc biệt hậu quả của tình yêu có thể biến chúng ta thành con người khác. Bởi vậy trong tình yêu chúng ta hãy làm chủ được bản thân, cân bằng giữa tình yêu và cuộc sống, đặc biệt hãy là một người có bản lĩnh và trách nhiệm trong tình yêu. 

Đọc hiểu Vẩn vơ của Nguyễn Bính

Đọc hiểu Vẩn vơ của Nguyễn Bính (Trắc nghiệm) - Đề 2

Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản trên. 

A. Ngũ ngôn

B. Song thất lục bát

C. Tự do

D. Thất ngôn

Câu 2: Theo tác giả, nhân vật trữ tình có những biểu hiện nào của người đang yêu?

A. Như có tơ vương; đem theo cả một thuyền mơ; hương đượm mãi ở hồn tôi.

B.  Như có tơ vương

C. Đem theo cả một thuyền mơ

D. Hương đượm mãi ở hồn tôi

Câu 3: Chi tiết nào cho thấy tình yêu đơn phương của nhân vật trữ tình dành cho người mình yêu. 

A. Nỗi mong nhớ về người con gái.

B. Cảm xúc, tâm trạng cô đơn của nhân vật trữ tình.

C. Tình yêu đơn phương được thể hiện qua những cảm xúc, tâm trạng, biểu hiện và mong nhớ của tác giả. 

D. Tất cả đáp án trên. 

Câu 4: Xác định biện pháp tu từ của câu thơ sau: Lâu nay tôi thấy ở lòng tôi/ Như có tơ vương đến một người

A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Ẩn dụ

D. Điệp ngữ

Câu 5: Em nhận thấy tình yêu đã để lại hậu quả gì cho nhân vật trữ tình?

A. Oán hận, đau khổ, những mộng mơ. 

B. Niềm đau khổ

C. Sự mất mát

D. Nỗi oán hận

Trả lời đọc hiểu

Câu 1: D. Thất ngôn

Câu 2: A. Như có tơ vương; đem theo cả một thuyền mơ; hương đượm mãi ở hồn tôi.

Câu 3: C. Tình yêu đơn phương được thể hiện qua những cảm xúc, tâm trạng, biểu hiện và mong nhớ của tác giả. 

Câu 4: B. So sánh

Câu 5: A. Oán hận, đau khổ, những mộng mơ. 

icon-date
Xuất bản : 23/03/2024 - Cập nhật : 23/03/2024