logo

Đọc hiểu văn bản Con rắn vuông

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu văn bản Con rắn vuông  hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu văn bản Con rắn vuông đầy đủ nhất. Đây sẽ là tài liệu bổ ích môn Ngữ văn 10 giúp cho các em có thêm kĩ năng làm bài Đọc hiểu tốt nhất.


Đọc hiểu văn bản Con rắn vuông đề số 1

CON RẮN VUÔNG

Anh chàng nọ tính khoác lác đã quen. Bữa kia đi chơi về bảo vợ:

- Này mình ạ! Hôm nay tôi đi vào rừng trông thấy một con rắn, chao ôi, to đến là to, dài đến là dài. Bề ngang thì chắc chắn là bốn mươi thước rồi, còn bề dài thì dễ đến hơn trăm thước.

Vợ không tin, nhưng cũng định trêu chồng một mẻ:

- Tôi nghe người ta nói có rắn dài đã nhiều. Nhưng làm gì có giống rắn dài như anh nói thế. Tôi nhất định không tin.

Chồng làm như thật:

- Thật quả có rắn như thế. Dài hơn một trăm thước thì chẳng đến, nhưng tám mươi thì nhất định.

Vợ bĩu môi:

- Cũng chẳng đến!

Chồng cương quyết:

- Tôi chắc chắn là nó dài sáu mươi thước chứ không ngoa.

Vợ vẫn khăng khăng:

- Vẫn không dài đến nước ấy đâu!

Chồng rút lui một lần nữa:

- Lần này tôi nói thật nhé. Con rắn dài đến bốn mươi thước, không kém một phân.

Vợ bò lăn ra cười:

- Con rắn anh thấy, bề ngang đã chắc chắn là bốn mươi thước, bề dài cũng lại đến bốn mươi thước không kém một phân thì chẳng hoá ra là con rắn vuông à?

(Truyện cười dân gian Việt Nam)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Chi ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Trong câu chuyện, hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật nào?

Câu 3. Trong câu chuyện, anh chồng kể về vấn đề gì?

Câu 4. Hãy lí giải vì sao: "Vợ không tin, nhưng cùng định trêu chồng một mẻ"?

Câu 5. Câu chuyện phê phán thói xấu nào của con người?

Câu 6. Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đổi với em rút ra từ văn bản trên.

Đáp án

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự, miêu tả

Câu 2: Trong câu chuyện, hoạt động giao tiếp diễn ra giữa người chồng và người vợ

Câu 3: Trong câu chuyện, anh chồng kể về câu chuyện vào rừng gặp con rắn to

Câu 4: Người vợ thông minh có chủ tâm trêu chọc chồng. Ở đây quyền chủ động là thuộc người vợ. Người vợ muốn vạch cái vô lí của chồng nên dồn người chồng tới chỗ tự bộc lộ cái vô lí của mình.

Câu 5: Truyện phê phán những kẻ có tính khoác lác, khoe khoang.

Câu 6: Bài học rút ra: Câu chuyện cười này phê phán những người thiếu kiến thức nhưng lại hay khoác lác, phóng đại sự việc, những người như vậy cuối cùng cũng sẽ trở thành trò cười cho thiên hạ mà thôi.


Đọc hiểu văn bản Con rắn vuông đề số 2

Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi:

CON RẮN VUÔNG

Anh chàng nọ tính khoác lác đã quen. Bữa kia đi chơi về bảo vợ:

- Này mình ạ! Hôm nay tôi đi vào rừng trông thấy một con rắn, chao ôi, to đến là to, dài đến là dài. Bề ngang thì chắc chắn là bốn mươi thước rồi, còn bề dài thì dễ đến hơn trăm thước.

Vợ không tin, nhưng cũng định trêu chồng một mẻ:

- Tôi nghe người ta nói có rắn dài đã nhiều. Nhưng làm gì có giống rắn dài như anh nói thế. Tôi nhất định không tin.

Chồng làm như thật:

- Thật quả có rắn như thế. Dài hơn một trăm thước thì chẳng đến, nhưng tám mươi thì nhất định.

Vợ bĩu môi:

- Cũng chẳng đến!

Chồng cương quyết:

- Tôi chắc chắn là nó dài sáu mươi thước chứ không ngoa.

Vợ vẫn khăng khăng:

- Vẫn không dài đến nước ấy đâu!

Chồng rút lui một lần nữa:

- Lần này tôi nói thật nhé. Con rắn dài đến bốn mươi thước, không kém một phân.

Vợ bò lăn ra cười:

- Con rắn anh thấy, bề ngang đã chắc chắn là bốn mươi thước, bề dài cũng lại đến bốn mươi thước không kém một phân thì chẳng hoá ra là con rắn vuông à?

(Truyện cười dân gian Việt Nam)

Câu 1: Anh chồng đã vi phạm phương châm gì trong giao tiếp?

A. Phương châm về chất 

B. Phương châm về lượng

Câu 2: Sự vi phạm các phương châm về chất và lượng sẽ:

A. Hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến cuộc giao tiếp

B. Chắc chắn làm ảnh hưởng đến cuộc giao tiếp

C. Có thể ảnh hưởng, có thể không

Câu 3. Phương châm hội thoại được hiểu là:

A. Những quy định, nguyên tắc mà người tham gia hội thoại phải tuân thủ để cuộc giao tiếp không bị gián đoạn

B. Những quy định, nguyên tắc mà người tham gia hội thoại phải tuân thủ để cuộc giao tiếp thành công

C. Những tri thức mà người tham gia hội thoại phải biết để cuộc giao tiếp có thể diễn ra

Câu 4. Các từ và cụm từ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào?

Nói hú hoạ, Nói khoác, Nói không thành có, Vu khống, Nói trạng, Ăn nói lật lọng

A. Phương châm về chất

B. Phương châm về lượng

Câu 5. Các câu sau có vi phạm phương châm hội thoại không?

- Rắn là loại động vật thân dài.

- Thỏ là một loài thú, tai to và dài.

- Bê là một loài bò

A. Vi phạm phương châm về lượng

B. Vi phạm phương châm về chất

C. Không vi phạm phương châm hội thoại nào

Câu 6. Thế nào là phương châm về chất trong hội thoại?

A. Khi giao tiếp, cần chú ý nói rành mạch, rõ ràng, tránh nói mơ hồ.

B. Khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài giao tiếp, không lạc sang đề tài khác.

C. Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

D. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

Câu 7. Những câu sau đã vi phạm phương châm hội thoại nào?

a) Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học.

b) Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh.

c) Ngựa là một loài thủ bốn chân.

A. Phương châm về lượng 

B. Phương châm về chất

Câu 8. Điền từ còn thiếu vào câu sau:

"..là một trong những cách để tạo nên truyện cười"

A. Cả A và B đúng

B. Sự vi phạm phương châm về chất

C. Sự vi phạm phương châm về lượng

Đáp án

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

B

B

A

A

C

A

A

icon-date
Xuất bản : 24/03/2022 - Cập nhật : 19/11/2022