logo

Đọc hiểu Trái Đất rộng giàu sang bao thứ tiếng

Hướng dẫn “Đọc hiểu Trái Đất rộng giàu sang bao thứ tiếng” với những kiến thức tham khảo vô cùng hữu ích là tài liệu học tập tốt cho các em học tốt môn Ngữ văn 10.


Đọc hiểu Trái Đất rộng giàu sang bao thứ tiếng - Mẫu đề đọc hiểu 1:

- Đọc đoạn trích sau:

"Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng

Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi

Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người

Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ.

Buồm lộng sóng xô, mai về trúc nhớ

Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay

Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay

Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt.

Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết

Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi

Như vị muối chung lòng biển mặn

Như dòng sông thương mến chảy muôn đời".

(Lưu Quang Vũ, Thơ Việt Nam thế kỉ XX, NXB Giáo dục, 2004, tr.901)

- Thực hiện những yêu cầu:

Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

Câu 2. Cho biết hiệu quả của phép so sánh được sử dụng trong hai dòng thơ:

" Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người

Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ"

Câu 3. Đoạn thơ thể hiện nội dung gì?

Câu 4. Theo anh/chị, tác giả gửi gắm tới người đọc thông điệp ý nghĩa gì qua đoạn thơ?

Trả lời:

1. Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

2. Phép tu từ:

- Một phép tu từ trong khổ thơ 1: so sánh tiếng Việt “Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ”.

- Tác dụng: biện pháp tu từ so sánh làm cho đoạn thơ giàu giá trị biểu đạt, tăng sức gợi hình, gợi cảm. Qua đó, so sánh tiếng Việt với “tiếng sáo”, với “dây đàn máu nhỏ” cho ta thấy sự quý giá, âm thanh đặc sắc của tiếng Việt, Tiếng Việt mang cả văn hóa, cả máu xương của dân tộc.

3. Nội dung: Tiếng Việt mang theo giá trị văn hóa, hơi thở cuộc sống của dân tộc

4. Tác giả gửi gắm tình yêu và sự trân trọng, tự hào, ca ngợi về tiếng mẹ đẻ.

Thể hiện rõ ràng nhận xét, suy nghĩ của bản thân về những xúc cảm sâu sắc, chân thành những cảm xúc sâu sắc, chân thành mà nhà thơ đã bộc lộ trong đoạn trích.
 

Đọc hiểu Trái Đất rộng giàu sang bao thứ tiếng

Đọc hiểu Trái Đất rộng giàu sang bao thứ tiếng - Mẫu bài đọc hiểu 2:

- Đọc đoạn trích:

"Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng 

Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta

Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mất

Nàng Mị Châu quỳ xuống lạy cha già. 
 

Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng

Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi

Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người

Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ…"

(Tiếng Việt, Lưu Quang Vũ )

- Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: 

“Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người

Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ…”

Câu 3. Qua đoạn trích, tác giả thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào khi nói về tiếng Việt ? 

Câu 4. Anh/ chị sẽ làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? (Hãy trả lời bằng đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 dòng)

Trả lời:

1. Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm

2. Từ láy miêu tả vẻ đẹp của Tiếng Việt: thâm trầm, rực rỡ, rung rinh

3. "Câu thơ tiếng chẳng mất khi loa thành đã mất" có nội dung khẳng định sự trường tồn mãi mãi của Tiếng Việt- thứ ngôn ngữ giản dị mà thiêng liêng của người VN dù có trải qua bao thăng trầm đến thế nào đi chăng nữa

4. Hai câu thơ "tiếng việt rung rinh nhịp đập trái tim người /như tiếng sáo như tiếng đàn máu nhỏ" có sử dụng biện pháp so sánh. Tác giả đã so sánh ngôn ngữ Tiếng Việt với nhịp đập trái tim người và với tiếng sáo, tiếng đàn máu nhỏ. Từ đó, người đọc có thể hình dung một cách sinh động ý nghĩa thiêng liêng của tiếng Việt. Tiếng Việt là thứ tiếng gắn liền với nhịp đập của người Việt Nam, thanh sắc trầm bổng tựa tiếng sáo và linh thiêng, cao quý đối với lịch sử thăng trầm của dân tộc Việt Nam.

icon-date
Xuất bản : 22/03/2022 - Cập nhật : 19/11/2022