logo

Đọc hiểu Tuổi trẻ đã qua không trở lại bao giờ

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Không ai trên đời có hai lần tuổi trẻ: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn dưới đây và cho biết, xét theo cấu tạo ngữ pháp câu văn đỏ thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra từ ngữ biểu hiện phép thế và phép lặp ở trong hai câu văn.

Đọc văn bản sau:

"Không ai trên đời có hai lần tuổi trẻ. Trong khi nhiều người trong tuổi trẻ lạc lối mất phương hướng, lãng phí thời gian, thì hơn không biết rằng những gì họ đang làm hay không làm hôm nay sẽ ảnh hưởng rất nhiều trong cả cuộc đời còn lại. Qua 30 hay 40 tuổi, công việc của hầu hết mọi người đã ổn định, khó học thêm làm thêm được gì, và cuộc sống ít có những thay đổi to lớn. 

Có thể bây giờ bạn không nhanh ra nhưng tuổi đôi mươi là tuổi để tạo tiền đề. Đây là khoảng thời gian mà bạn xây dựng, gieo trồng, chứ không phải là thời gian mà bạn nghỉ ngơi, thụ hưởng. Hãy tận dụng khoảng thời gian này để học hỏi, bước đi, làm thật nhiều thứ. Hãy đọc nhiều hơn, lặn lội nhiều hơn, thích hành nhiều hơn, chuẩn bị kiến thức, kỹ năng, mạng lưới hỗ trợ cho tương lai. Kỹ năng nếu không được học trong thời trẻ, thì sau này môi trường ổn định ít va chạm rất khó để học lại được. 

Tuổi trẻ đã qua sẽ không bao giờ trở lại, hãy sống như thể ta chỉ còn lại một ngày để sống."


Đọc hiểu Không ai trên đời có hai lần tuổi trẻ - Đề số 1

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 

Câu 2. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn dưới đây và cho biết, xét theo cấu tạo ngữ pháp câu văn đỏ thuộc kiểu câu gì? 

Tuổi đôi mươi là tuổi tạo tiền đề.

Câu 3. Chỉ ra từ ngữ biểu hiện phép thế và phép lặp ở trong hai câu văn:

Có thể bây giờ bạn không nhanh ra nhưng tuổi đôi mươi là tuổi để tạo tiền đề. Đây là khoảng thời gian mà bạn xây dựng, gieo trồng, chứ không phải là thời gian mà bạn nghỉ ngơi, thụ hưởng.

Câu 4. Nêu tác dụng của phép điệp cấu trúc trong hai câu văn: Hãy tận dụng khoảng thời gian này để học hỏi, bước đi, làm thật nhiều thứ. Hãy đọc nhiều hơn, lăn lộn nhiều hơn, thực hành nhiều hơn. 

Câu 5. Tác giả cho rằng: "Tuổi trẻ đã qua sẽ không bao giờ trở lại, hãy sống như thể ta chỉ còn lại một ngày để sống". Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?

Trả lời câu hỏi

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: Nghị luận.

Câu 2. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn dưới đây và cho biết, xét theo cấu tạo ngữ pháp câu văn đỏ thuộc kiểu câu gì? 

Tuổi đôi mươi / là tuổi tạo tiền đề.

CN       /                 VN

→Xét theo cấu tạo ngữ pháp câu văn này là câu đơn.

Câu 3.

Có thể bây giờ bạn không nhanh ra nhưng tuổi đôi mươi là tuổi để tạo tiền đề. Đây là khoảng thời gian mà bạn xây dựng, gieo trồng, chứ không phải là thời gian mà bạn nghỉ ngơi, thụ hưởng.

Từ ngữ biểu hiện phép thế và phép lặp ở trong hai câu trên là: đấy (thế) và bạn (lặp).

Câu 4.

Hai câu văn: "Hãy tận dụng khoảng thời gian này để học hỏi, bước đi, làm thật nhiều thứ. Hãy đọc nhiều hơn, lăn lộn nhiều hơn, thực hành nhiều hơn" sử dụng phép điệp cấu trúc Hãy…

→ Tác dụng: 

+ Nhấn mạnh thời gian tuổi trẻ phải biết tận dụng để sống và làm việc hết mình.

+ Tạo nhịp điệu cho câu, làm cho câu văn hấp dẫn và sinh động hơn.

Câu 5.

Em đồng tình với ý kiến tác giả "Tuổi trẻ đã qua sẽ không bao giờ trở lại, hãy sống như thể ta chỉ còn lại một ngày để sống". Vì:

+ Thời gian trôi đi rất nhanh và nó không bao giờ chờ đại ai cũng như quay lại khoảng thơi gian mà chúng ta muốn là điều không thể.

+ Mỗi độ tuổi lại mang một ý nghĩa nhất định trong cuộc đời của mỗi người nhưng tuổi trẻ luôn là quãng thời gian đẹp và ý nghĩa nhất vì lúc đó là khoảng thời gian ta có đủ tất cả mọi thứ từ thời gian, sức khỏe, tinh thần và sự ủng hộ hết mình của gia đình, bạn bè. Khoảng thời gian đó là khi chúng ta chứ vướng bận bất cứ điều gì nặng nhọc trong đời để có thể thỏa mãn mọi đam mê của bản thân.


Đọc hiểu Không ai trên đời có hai lần tuổi trẻ - Đề số 2

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. 

Câu 2. Hãy chỉ rõ các phép liên kết câu được sử dụng ở đoạn (2).

Câu 3. Nêu quan niệm của tác giả về tuổi đôi mươi và tuổi trẻ. 

Câu 4. Theo anh/chị, giới trẻ ngày nay có ý thức thế nào về "tuổi trẻ đã qua sẽ không bao giờ trở lại" và hãy nêu các phương hướng để có thể "sống như thể ta chỉ còn lại một ngày để sống" (Trình bày đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 dòng).

Trả lời câu hỏi

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là nghị luận.

Câu 2.

Các phép liên kết câu được sử dụng ở đoạn (2) là phép nối "Có thể" và phép lặp "hãy".

Câu 3.

Quan niệm của tác giả về tuổi đôi mươi và tuổi trẻ là: Tuổi đôi mươi là tuổi để tạo tiền đề. Đây là khoảng thời gian mà bạn xây dựng, gieo trồng, chứ không phải là thời gian mà bạn nghỉ ngơi, thụ hưởng. Hãy tận dụng khoảng thời gian này để học hỏi, bước đi, làm thật nhiều thứ. Hãy đọc nhiều hơn, lặn lội nhiều hơn, thích hành nhiều hơn, chuẩn bị kiến thức, kỹ năng, mạng lưới hỗ trợ cho tương lai. Kỹ năng nếu không được học trong thời trẻ, thì sau này môi trường ổn định ít va chạm rất khó để học lại được. 

Câu 4.

Có thể thấy tuổi trẻ hiện nay đối với quan niệm thời gian và tuổi trẻ được chia ra làm hai bộ phận. Một bộ phận là những bạn trẻ biết quý trọng thời gian, không ngừng nỗ lực, học hỏi, phát triển bản thân mình và không để thời gian trôi qua một cách lãng phí. Những bạn trẻ này trong tương lai sẽ là những người rất thành công và có ích cho xã hội. Một bộ phận còn lại là những bạn trẻ lười biếng, không biết quý trọng thời gian và sức trẻ. Họ để thời gian trôi qua một cách lãng phí bằng cách đắm chìm trong thế giới ảo với bốn bức tường, không chịu hòa nhập, giao tiếp với mọi người, không biết phấn đấu phát triển bản thân. Những bạn trẻ này sẽ rất thụ động và kém cỏi, tương lại phát triển sẽ không được tốt bằng những bạn trẻ biết phấn đấu khác. 

---------------------------------- 

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Không ai trên đời có hai lần tuổi trẻ. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.

icon-date
Xuất bản : 06/06/2023 - Cập nhật : 19/08/2023