logo

Trả lời 7 câu hỏi trong bộ đề Đọc hiểu Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây

icon_facebook

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây đầy đủ nhất.

Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi:

Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn 

Hai đứa ở hai đầu xa thẳm

Đường ra trận mùa này đẹp lắm

Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây.

 

Một dãy núi mà hai màu mây

Nơi nắng nơi mưa, khí trời cùng khác 

Như anh với em, như Nam với Bắc 

Như Đông với Tây một dải rừng liền.

(Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây – Phạm Tiến Duật)

Bộ đề Đọc hiểu Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết bằng thể loại nào? Nhận xét về giọng điệu của đoạn thơ. 

Trả lời

- Đoạn thơ trên được viết bằng thể loại thơ tự do, xen kẽ các câu 7 chữ và 8 chữ.

- Đoạn thơ có giọng điệu tự nhiên như lời chuyện trò, tâm tình thân mật của tác giả với người yêu ở nơi xa. Đây là ngôn ngữ thơ ca bước ra đời sống, từ chiến trường.

Câu 2: Trong đoạn thơ trên tác giả đã thể hiện những cảm xúc gì?

Trả lời

- Trong đoạn thơ, tác giả đã thể hiện hai cảm xúc chủ đạo:

+ Sự thích thú, yêu mến những vẻ đẹp của rừng Trường Sơn trên con đường ra trận.

+ Nỗi nhớ thương sâu lắng hướng về “em”.

Câu 3: Chỉ ra ngắn gọn tác dụng phép tu từ trong câu thơ:

“Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây”

Trả lời

Hoán dụ: (chứa đựng và vật chứa đựng) Cách diễn đạt này khắc họa rõ sự chia cách ở những miền không gian xa nhau, vừa thể hiện nỗi nhớ thiết tha sâu nặng lan tỏa tâm tư tâm hồn của con người mà bao trùm cả không gian. Câu thơ vì thế có sự biểu cảm và lay động sâu sắc đối với người đọc.

Câu 4. Nỗi nhớ trong bài thơ có gì đặc biệt?

Trả lời

Nỗi nhớ được thể hiện trong bài đặc biệt ở chỗ tác giả đã sử dụng tên của các địa danh để khắc họa nỗi nhớ. Cách diễn đạt này khắc họa rõ sự chia cách ở những miền không gian xa nhau, vừa thể hiện nỗi nhớ thiết tha sâu nặng lan tỏa tâm hồn của con người mà bao trùm cả không gian

Câu 5:

“Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây”

Hãy tìm trong bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính một câu thơ có cách diễn đạt tương tự với câu thơ trên của Phạm Tiến Duật. Cách diễn đạt của hai câu thơ này có gì đặc biệt?

Trả lời

- Câu thơ có cách diễn đạt tương tự là Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông.

+ Hai câu thơ của Nguyễn Bính và của Phạm Tiến Duật đều nói về nỗi nhớ và đều sử dụng các địa danh để thể hiện nỗi nhớ của mình.

+ Cách diễn đạt này khắc họa rõ sự chia cách ở những miền không gian xa nhau, vừa thể hiện nỗi nhớ thiết tha sâu nặng lan tỏa tâm tư tâm hồn của con người mà bao trùm cả không gian. Câu thơ vì thế có sự biểu cảm và lay động sâu sắc đối với người đọc.

Câu 6. Cảm xúc chủ đạo của tác giả trong bài thơ trên là gì?

Trả lời

Cảm xúc chủ đạo của tác giả: Tình yêu với con đường ra trận và tình yêu hướng về “em”.

Câu 7. Nêu cảm nhận của em về tình cảm của con người trong thời chiến.

Trả lời

Tình cảm của con người trong thời chiến: là những người có trái tim khao khát, rực lửa tình yêu thương. Không chỉ là tình yêu đôi lứa mà còn là tình yêu quê hương, tổ quốc, tinh thần quyết tâm chiến.

icon-date
Xuất bản : 13/01/2022 - Cập nhật : 06/11/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads