logo

Đọc hiểu Thư gửi con mùa thi đại học

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Thư gửi con mùa thi đại học hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Thư gửi con mùa thi đại học đầy đủ nhất.

Đề Đọc hiểu Thư gửi con mùa thi đại học

Đọc văn bản sau rồi trả lời các câu hỏi:

Con yêu quí của cha, suốt mấy tháng qua con vùi đầu vào mớ bài học thật là vất vả. Nhìn con nhiều lúc mệt ngủ gục trên bàn học, lòng cha cũng thấy xót xa vô cùng. Nhưng cuộc đời là như thế con ạ, sống là phải đối diện với những thử thách mà vượt qua nó. Rồi con lại bước vào kì thi quan trọng của cuộc đời mình với biết bao nhiêu khó nhọc. Khi con vào trường thi, cha chỉ biết cầu chúc cho con được nhiều may mắn để có thể đạt được kết quả tốt nhất. Quan sát nét mặt những vị phụ huynh đang ngồi la liệt trước cổng trường, cha thấy rõ được biết bao nhiêu là tâm trạng lo âu, thổn thức, mong ngóng…của họ. Điều đó là tất yếu vì những đứa con luôn là niềm tự hào to lớn, là cuộc sống của bậc sinh thành.

Con đã tham dự tới mấy đợt dự thi để tìm kiếm cho mình tấm vé an toàn tại giảng đường đại học. Cái sự học khó nhọc không phải của riêng con mà của biết bao bạn bè cùng trang lứa trên khắp mọi miền đất nước. Ngưỡng cửa đại học đối với nhiều bạn là niềm mơ ước, niềm khao khát hay cũng có thể là cơ hội đầu đời, là bước ngoặt của cả đời người. Và con của cha cũng không ngoại lệ, con đã được sự trải nghiệm, sự cạnh tranh quyết liệt đầu đời. Từ nay cha mẹ sẽ buông tay con ra để con tự do khám phá và quyết định cuộc đời mình. Đã đến lúc cha mẹ lui về chỗ đứng của mình để thế hệ con cái tiến lên. Nhưng con hãy yên tâm bên cạnh con cha mẹ luôn hiện diện như những vị cố vấn, như một chỗ dựa tinh thần vững chắc bất cứ khi nào con cần tới.

(Trích “Thư gửi con mùa thi đại học”)

Câu 1: Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.

Câu 3: Khái quát nội dung của đoạn văn bản trích trên.

Câu 4: Hãy tìm nhan đề phù hợp để đặt tên cho đoạn trích.

Bộ đề Đọc hiểu Thư gửi con mùa thi đại học

Lời giải

Câu 1.     

Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Câu 2.      

Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: tự sự, miêu tả và biểu cảm.

Câu 3.      

Khái quát nội dung của đoạn văn bản trích:

- Đoạn trích là sự thấu hiểu và tình yêu thương, sẵn sàng sẻ chia của người cha trước những vất vả của con trước ngưỡng cửa thi đại học.

- Đồng thời, đó cũng là lời động viên, khích lệ, tin tưởng của cha dành cho những nỗ lực của con.

Câu 4.      

Nhan đề phù hợp là nhan đề ngắn gọn, hàm súc, khái quát được nội dung của đoạn trích và có tính hấp dẫn. Ví dụ: Mùa thi bên con,…


Mục lục nội dung

Áp lực học tập là gì

Áp lực học tập là những áp lực xoay quanh việc học tập của học sinh, sinh viên. Đây có thể là việc học quá sức so với sức khỏe của bạn, gây ra các áp lực căng thẳng và stress dẫn đến một số bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Áp lực điểm số

Có thể nói áp lực điểm số là nguyên nhân hàng đầu gây ra áp lực học tập. Việc kỳ vọng quá cao về điểm số đôi khi khiến bản thân học sinh cảm thấy stress và chán nản dẫn đến giảm hứng thú vào việc học tập.

Việc các em không đạt điểm cao, khiến lớp có thành tích kém rồi bị thầy cô đánh giá không cao,…. Từ đó bản thân mỗi bạn học sinh tự mang trong mình những áp lực học tập cực kỳ lớn.

Áp lực học tập từ cha mẹ

Một nguyên nhân khác luôn song hành cùng áp lực học tập chính là  kỳ vọng của bố mẹ, người thân dành cho con quá lớn. Sự cố gắng của bạn là có nhưng không như mong muốn vẫn bị các bố mẹ mắng nhiếc hoặc tỏ thái độ phật ý.

Bởi vì trong nhà ai cũng muốn con em học giỏi, có điểm cao và thành tích tốt. Điều đó có thể giúp họ hãnh diện với gia đình, dòng họ và hàng xóm tuy nhiên lại vô tình khiến con em họ áp lực học tập vô cùng.

Chương trình học nặng về lý thuyết

Một trong những yếu tố đẩy tới tình trạng áp lực học tập hiện nay tăng cao đó chính là hệ thống chương trình học đang nặng về mặt lý thuyết. Mà thông thường những kiến thức lý thuyết thường khô khan, khó tiếp thu và khó nhớ do không được áp dụng thực tế nhiều.

Các bạn thường học trước quên sau và sau đó đến mỗi kỳ thi quay lại học thuộc lòng để có thể qua được các kỳ thi. Từ đó bản thân mỗi bạn học sinh tự mang trong mình những áp lực học tập cực kỳ lớn.

Các môn học quá nhiều

Việc trẻ em được bố mẹ cho học thêm các môn năng khiếu hoặc cho tham gia các lớp học thể thao với hy vọng con có thể trở thành một người phát triển toàn diện. Việc này chính là lý do gây nên tình trạng ngày càng có nhiều trẻ em bị áp lực học tập.

Áp lực từ bạn bè cùng lớp

Các bạn học sinh luôn bị so sánh về điểm số, kết quả thi với các bạn bè cùng lớp. Điều đó vô tình tạo ra cho các em thái độ tự ti, mặc cảm, cảm thấy mình kém cỏi, thua bạn bè, không tin vào năng lực của bản thân. Từ đó gây ra áp lực học tập ngày càng nặng.

icon-date
Xuất bản : 13/01/2022 - Cập nhật : 26/03/2022