logo
ADVERTISEMENT

Đọc hiểu Trong tiếng Việt có chữ thương mà cũng có chữ xót

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Trong tiếng Việt có chữ thương mà cũng có chữ xót hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 

Đọc đoạn trích:

Trong Tiếng Việt có chữ thương mà cũng có chữ xót. Cha mẹ thương con cho roi cho vọt nhưng nếu cha mẹ biết xót con thì sẽ không đánh quá đau.

Con thương mẹ con biết chăm chỉ học hành, nhưng nếu con biết xót mẹ thì con sẽ không ngồi yên học và co chân lên cho mẹ quét nhà.

Con thương mẹ con sẽ học hành thật nhiều, nhưng nếu con xót mẹ thì con sẽ học hành thật nhanh để còn giúp mẹ đánh vật với chậu quần áo sau một ngày tất tả chạy chợ.

() Thương có thể mang đôi cánh và bay lên cao, đậu trên cành lí thuyết. Xót là hạ cánh xuống thành từng phần cụ thể, kể cả từng thân phận con sâu cái kiến nhỏ nhoi dễ bị che khuất.

Thương làm cho người ta cao cả, xót còn khiến người ta thêm tự ái, bao dung và xa lạ với điều ác trong từng cử chỉ cụ thể

Hãy biết xót bằng hành động chứ đừng chỉ thương bằng lời nói, em nghe

( Trích Thương và xót, Đoàn Công Lê Huy, Tôi muốn hỏi em:

Về sau thế nào?, NXB Kim Đồng, 2018, tr.104, tr.106)


Đọc hiểu Trong tiếng Việt có chữ thương mà cũng có chữ xót - Đề số 1

Đọc hiểu Trong tiếng Việt có chữ thương mà cũng có chữ xót

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, người con biết xót mẹ sẽ có những hành động như thế nào?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu: Hãy biết xót bằng hành động chứ đừng chỉ thương bằng lời nói?

Câu 4. Thông điệp có ý nghĩa mà anh/chị rút ra được từ đoạn trích trên.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là: Nghị luận.

Câu 2. 

Theo tác giả, người con biết xót mẹ sẽ có những hành động như:

+ Biết chăm chỉ học hành, nhưng nếu con biết xót mẹ thì con sẽ không ngồi yên học và co chân lên cho mẹ quét nhà.

+ Sẽ học hành thật nhiều, nhưng nếu con xót mẹ thì con sẽ học hành thật nhanh để còn giúp mẹ đánh vật với chậu quần áo sau một ngày tất tả chạy chợ.

Câu 3. 

Câu "Hãy biết xót bằng hành động chứ đừng chỉ thương bằng lời nói" muốn khẳng định rằng tình yêu thương phải được thể hiện chứ không chỉ bằng lời nói. Lời nói gió bay, nếu nói xong mà để đấy thì cũng không gọi là yêu thương thật lòng.

Câu 4. 

Thông điệp có ý nghĩa mà em rút ra được từ đoạn trích trên là: Muốn thể hiện tình yêu thương thì phải thể hiện bằng cả hành động lẫn lời nói. 


Đọc hiểu Trong tiếng việt có chữ thương mà cũng có chữ xót - Đề số 2

Đọc hiểu Trong tiếng Việt có chữ thương mà cũng có chữ xót (ảnh 2)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Theo tác giả bài viết, “xót” khiến người ta trở nên như thế nào? 

Câu 2. Tìm một thông điệp được tác giả gửi gắm thông qua văn bản trên? 

Câu 3. Tìm 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong phần in đậm của văn bản, nêu tác dụng.

Con thương mẹ con biết chăm chỉ học hành, nhưng nếu con biết xót mẹ thì con sẽ không ngồi yên học và co chân lên cho mẹ quét nhà.

Con thương mẹ con sẽ học hành thật nhiều, nhưng nếu con xót mẹ thì con sẽ học hành thật nhanh để còn giúp mẹ đánh vật với chậu quần áo sau một ngày tất tả chạy chợ.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Theo tác giả bài viết, “xót” khiến người ta trở nên “ thêm tự ái, bao dung và xa lạ với điều ác trong từng cử chỉ cụ thể”.

Câu 2. 

Một thông điệp được tác giả gửi gắm thông qua văn bản trên là: "Hãy biết xót bằng hành động chứ đừng chỉ thương bằng lời nói". Đây là một hành động rất hay và thiết thực. Lời nói là một thứ dễ dàng bay hơi nhất. Nếu tình yêu mà chỉ thể hiện bằng lời nói thì sẽ không thật lòng mà hãy nên thể hiện bằng cả hành động và tấm lòng.

Câu 3. 

Con thương mẹ con biết chăm chỉ học hành, nhưng nếu con biết xót mẹ thì con sẽ không ngồi yên học và co chân lên cho mẹ quét nhà.

Con thương mẹ con sẽ học hành thật nhiều, nhưng nếu con xót mẹ thì con sẽ học hành thật nhanh để còn giúp mẹ đánh vật với chậu quần áo sau một ngày tất tả chạy chợ.

- Trong hai câu này, tác giả sử dụng biện pháp điệp cấu trúc. lặp lại cụm: “Con thương mẹ” và “nhưng nếu con biết xót mẹ thì con sẽ” nhằm nhấn mạnh những rằng chỉ có hành động mới có thể thể hiện tình yêu thương chân thành và chân thực nhất.

-----------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Trong tiếng Việt có chữ thương mà cũng có chữ xót. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

ADVERTISEMENT