logo

Đọc hiểu Tổ quốc nhìn từ biển

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Tổ quốc nhìn từ biển hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Tổ quốc nhìn từ biển đầy đủ nhất.

Đề đọc hiểu Tổ quốc nhìn từ biển

Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 3:

"Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả 

Những chàng trai ra đảo đã quên mình 

Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước 

Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh

 

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát

Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời 

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất 

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi"

(Trích Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến)

Câu 1: Nhân vật trữ tình đã gửi gắm cảm xúc, tâm tư gì vào đoạn thơ?

Câu 2: Đoạn thơ mang đến cho người đọc nhận thức gì về Tổ quốc xưa và nay? 

Câu 3: Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ? 

Bộ đề Đọc hiểu Tổ quốc nhìn từ biển

Đọc các đoạn văn sau đây và thực hiện các yêu cầu từ 4 đến 6:

"Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh"

(Trích Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân)

" Nhưng tức quá, càng uống càng tỉnh ra. Tỉnh ra, chao ôi, buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoáng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức."

(Trích Chí Phèo- Nam Cao)

" - Trống thúc thuế đấy. Đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ....- Bà lão ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc."

(Trích Vợ nhặt- Kim Lân)

Câu 4: Xác định nội dung của từng đoạn văn bản? Tìm một câu khái quát đặt làm nhan đề chung cho các đoạn văn?

Câu 5: Các đoạn văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Lí giải? (

Câu 6: Hãy viết một đoạn văn nhỏ (khoảng 5-7 dòng), bày tỏ cảm nhận về tác động của hình ảnh những giọt nước mắt trong các đoạn văn bản trên đối với anh/chị? 

Lời giải

Câu 1.      

Nhân vật trữ tình đã gửi gắm những suy ngẫm, tự hào về lịch sử dân tộc, nhìn từ góc độ công cuộc giữ gìn biển đảo, trách nhiệm của mỗi con người trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

Câu 2.      

Đoạn thơ mang đến cho người đọc nhận thức về Tổ quốc xưa và nay: Một đất nước luôn phải đối đầu với nạn ngoại xâm, nhân dân phải hi sinh máu xương để bảo vệ từng tấc đất, thước biển nhưng vẫn bất khuất, hiên ngang.

Câu 3.      

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là phép điệp cú pháp (Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả/ Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát). Hiệu quả nhấn mạnh cảm xúc tự hào, suy ngẫm lắng đọng về lịch sử đau thương mà hùng tráng của dân tộc.

Câu 4. 

Nội dung của đoạn văn bản (1) là tái hiện thái độ kính cẩn, tiếng khóc nghẹn ngào, sám hối, phục thiện của viên quản ngục ở phần cuối truyện ngắn Chữ người tử tù; đoạn văn bản (2) là tâm trạng buồn bã, tiếng khóc tuyệt vọng của nhân vật Chí Phèo khi bị từ chối quyền làm người trong truyện ngắn cùng tên; đoạn văn bản (3) là tâm trạng lo lắng, tuyệt vọng của nhân vật bà cụ Tứ khi nghe tiếng trống thúc thuế trong truyện ngắn Vợ nhặt? Câu văn khái quát đặt làm nhan đề cho các đoạn văn có thể là: Những giọt nước mắt.

Câu 5.      

Các đoạn văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Vì các đoạn văn đều xây dựng hình tượng (quản ngục, nhân vật Chí Phèo, nhân vật bà cụ Tứ); ghi dấu ấn riêng của mỗi nhà văn và truyền cảm xúc cho người đọc.

Câu 6.      

Viết một đoạn văn bày tỏ cảm nhận về tác động của hình ảnh những giọt nước mắt trong các đoạn văn bản trên đối với bản thân:

+ Nội dung: Các đoạn văn bản là khơi gợi tình thương, sự cảm phục, nỗi xót xa trước những thân phận, cảnh đời... để từ đó, ta sống tốt hơn.

+ Hình thức: Viết đúng cấu trúc một đoạn văn: có câu mở đoạn, các câu thân đoạn và câu kết đoạn. Các phần liên kết chặt chẽ, văn có cảm xúc, diễn đạt tốt.

icon-date
Xuất bản : 13/01/2022 - Cập nhật : 16/01/2022