logo

Đọc hiểu Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ( 2 đề)

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đầy đủ nhất.

Đọc hiểu Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Đề số 1

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, cần phải huy động sự tham gia tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội. Trước hết, trong mỗi gia đình, bố mẹ phải có ý thức uốn nắn lời ăn tiếng nói hàng ngày của con cái. Nếu bố mẹ nói năng không chuẩn mực, thiếu văn hóa thì con cái sẽ bắt chước. Đặc biệt, trong nhà trường, việc rèn giũa tính chuẩn mực trong sử dụng tiếng Việt cho học sinh phải được xem là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên... Ngoài ra, các phương tiện thông tin đại chúng cũng phải tuyên truyền và nêu gương trong việc sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực, đồng thời tích cực lên án các biểu hiện làm méo mó tiếng Việt.

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Đoạn văn trên đề cập đến vấn đề gì? 

Câu 2: Tại sao trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, phải huy động sự tham gia tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội?

Câu 3: Theo anh (chị), chuẩn mực tiếng Việt được thể hiện ở những mặt nào?

Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn trình bày nhiệm vụ của người học sinh trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Bộ đề Đọc hiểu Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1.    

Đoạn văn trên đề cập đến vai trò, trách nhiệm của tất cả mọi người đối với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Câu 2.

Trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, phải huy động sự tham gia tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội vì gia đình, nhà trường và xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục cho con người.

Câu 3.   

Theo em, chuẩn mực tiếng Việt được thể hiện ở những mặt như: ngữ âm, trọng âm, chính tả.

Câu 4.

      Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt là nhiệm vụ của tất cả mọi người, trong đó, học sinh - những mầm non tương lai của đất nước là những người nắm vai trò quan trọng nhất. Để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, học sinh chúng ta cần nắm vững được ngữ, nghĩa của các từ. Có thể học thêm các ngôn ngữ khác nhưng vẫn luôn phải trau dồi Tiếng Việt và không được có những “sáng tạo” sai lệch trong cách dùng từ ngữ như đan xen tiếng khác vào tiếng Việt, nói chuyện nửa tiếng Việt, nửa tiếng nước ngoài…


Đọc hiểu Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Đề số 2

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ:

Tiếng Việt của chúng ta rất giàu; tiếng ta giàu bởi đời sống muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta; bởi kinh nghiệm đấu tranh lâu đời và phong phú, kinh nghiệm đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã hội, đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh với giặc ngoại xâm; bởi những kinh nghiệm sống của bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình họ hàng, làng xóm và của tập thế lớn là dân tộc, quôc gia.

Tiếng Việt của chủng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điểu rất khó nói. Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chủng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quỷ, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.

(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, trong cuốn sách cùng tên, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1980)

Đọc hiểu Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (ảnh 2)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Tìm các vấn đề chính được đề cập trong đoạn trích trên.

Câu 2: Chỉ ra các phép liên kết trong đoạn trích trên.

Câu 3: Tiếng Việt giàu và đẹp được Phạm Văn Đồng chỉ ra trên những ví dụ cụ thể nào? Anh (chị) hãy chỉ ra tác dụng của những ví dụ cụ thể đó.

Câu 4: Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu: Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bới vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: 

Các vấn đề chính được đề cập trong đoạn trích trên là: 

+Tiếng Việt của chúng ta rất giàu.

+ Tiếng Việt của chủng ta rất đẹp.

Câu 2: 

Các phép liên kết trong đoạn trích trên là:

+ Phép điệp: Điệp từ tiếng Việt, xã hội, đẹp, giàu, chúng ta… và điệp cấu trúc “Tiếng Việt chúng ta rất”

+ Phép nối: nhưng, bởi.

Câu 3: 

Tiếng Việt giàu và đẹp được Phạm Văn Đồng chỉ ra trên những ví dụ cụ thể như:

+ Giàu bởi đời sống muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta; bởi kinh nghiệm đấu tranh lâu đời và phong phú, kinh nghiệm đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã hội, đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh với giặc ngoại xâm; bởi những kinh nghiệm sống của bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.

+ Đẹp bởi nét tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn.

→ Tác dụng: Càng chứng minh thêm về sự giàu và đẹp của Tiếng Việt.

Câu 4: 

Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bới vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp”.

→ Câu văn trên đã cho thấy rằng tiếng Việt chúng ta đẹp bởi tâm hồn, văn hóa và lối sống của chúng ta đẹp.

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 13/01/2022 - Cập nhật : 18/12/2022