logo

Đọc hiểu Tiếng Việt mến yêu: Năm mươi người con theo cha xuống biển

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Tiếng Việt mến yêu: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích? Theo tác giả, Tiếng Đất nghe như… . Trong dấu “…” là gì? Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ: Tiếng Nước nghe như rơi từng giọt. Hai câu thơ đầu trong đoạn trích được gợi từ truyện dân gian nào?

Đọc đoạn trích sau:

Năm mươi người con theo cha xuống biển

Năm mươi người con theo mẹ lên rừng

Những người con ngồi đúc trống đồng

Tiếng chim hót phổ vào giọng nói

Mẹ là tiếng đầu tiên trẻ gọi

Nghe dịu dàng âu yếm biết bao

Tiếng Việt ơi, tiếng Việt có từ đâu

Sau tiếng Mẹ là tiếng Yêu thánh thót

Tiếng Nước nghe như rơi từng giọt

Tiếng Đất nghe chắc nịch vững bền

Tiếng Cơm nghe ngạt ngào hương thơm

Người Giao Chỉ lắng nghe tiếng gió

Tiếng dòng sông rì rào sóng vỗ

Tiếng trời xanh lồng lộng mênh mang

Tiếng xôn xao của nắng thu vàng

Tiếng dế đêm trăng thanh vời vợi

Tiếng hổ gầm vang trong hốc núi

Tiếng mây bay vương vấn sắc trời

Tiếng sấm rền và tiếng mưa rơi

Tiếng nhịp đập trái tim thiếu nữ

Tiếng bập bùng nhen trong bếp lửa

Những thanh âm tha thiết bồi hồi

Bật ra thành tiếng Việt trên môi..

(Trích Tiếng Việt mến yêu, Nguyễn Phan Hách)

Đọc hiểu Tiếng Việt mến yêu: Năm mươi người con theo cha xuống biển

Đọc hiểu Tiếng Việt mến yêu - Đề số 1

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích?

A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

B. Phong cách ngôn ngữ chính luận.

C. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

D. Phong cách ngôn ngữ báo chí.

Câu 2. Theo tác giả, Tiếng Đất nghe như… . Trong dấu “…” là gì?

A. Chắc nịch                                      

B. Thánh thót

C. Ngạt ngào                                      

D. Âu yếm

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ: Tiếng Nước nghe như rơi từng giọt.

A. Điệp từ.     

B. Nhân hoá.

C. Ẩn dụ.

D. Hoán dụ.

Câu 4. Cảm xúc được gợi lên qua 2 câu thơ sau là gì?

Mẹ là tiếng đầu tiên trẻ gọi

Nghe dịu dàng âu yếm biết bao

A. Bối rối.                  

B. Bồi hồi.                  

C. Yêu thương.                      

D. Lo lắng.

Câu 5. Hai câu thơ đầu trong đoạn trích được gợi từ truyện dân gian nào?

A. Thánh Gióng.                                

B. Con Rồng cháu Tiên.                     

C. Bánh chưng bánh giầy.

D. Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ.

Câu 6. Nguồn gốc của tiếng Việt trong đoạn trích xuất phát từ đâu?

A. Tiếng mẹ đẻ.

B. Tiếng của thiên nhiên.

C. Âm thanh của muôn loài.

D. Tiếng những thanh âm tha thiết của cuộc sống.

Câu 7. Đoạn trích đề cập đến đề tài nào dưới đây?

A. Thiên nhiên.

B. Đất nước.

C. Con người.

D. Tiếng Việt.

Câu 8. Hãy nêu tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

Người Giao Chỉ lắng nghe tiếng gió

Tiếng dòng sông rì rào sóng vỗ

Tiếng trời xanh lồng lộng mênh mang

Tiếng xôn xao của nắng thu vàng.

Câu 9. Nhận xét về giọng điệu của đoạn trích.

Câu 10. Trách nhiệm của Anh/ Chị trong việc giữ gìn tiếng Việt.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: C. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 2: A. Chắc nịch    

Câu 3: C. Ẩn dụ.

Câu 4: C. Yêu thương.                      

Câu 5: B. Con Rồng cháu Tiên.                     

Câu 6: D. Tiếng những thanh âm tha thiết của cuộc sống.

Câu 7: D. Tiếng Việt.

Câu 8:

- Đoạn thơ trên sử dụng phép điệp ngữ: “Tiếng”. 

- Tác dụng: Gợi hình gợi cảm, tăng sự sinh động cho hình ảnh thơ, tạo nhịp điệu và tăng giá trị biểu cảm cho đoạn thơ. Đồng thời qua phép điệp ngữ ta thấy được sự đa dạng, phong phú của Tiếng Việt.

Câu 9. 

- Đoạn trích có giọng điệu tha thiết, ngọt ngào, qua đó thể hiện sự trân trọng, yêu quý Tiếng Việt của tác giả.

Câu 10. Trách nhiệm của Anh/ Chị trong việc giữ gìn tiếng Việt.

- Mỗi chúng ta phải có tình cảm yêu mến và có ý thức quý trọng tiếng Việt.

- Luôn ý thức và tự hào, trân trọng; gìn giữ và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt.

- Tiếp thu những yếu tố tích cực từ tiếng nước ngoài để làm giàu ngôn ngữ mình.

- Tránh cách nói thô tục, kệch cỡm.


Đọc hiểu Tiếng Việt mến yêu - Đề số 2

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2. Hai câu thơ: “Năm mươi người con theo cha xuống biển/Năm mươi người con theo mẹ lên rừng” gợi nhắc đến truyện dân gian nào mà em biết?

Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ: Tiếng Nước nghe như rơi từng giọt.

Câu 4. Cảm xúc được gợi lên qua 2 câu thơ sau là gì?

Mẹ là tiếng đầu tiên trẻ gọi

Nghe dịu dàng âu yếm biết bao

Câu 5. Cảm nhận về tình cảm của nhà thơ với tiếng Việt được thể hiện trong bài thơ.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1.

- Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên: Nghệ thuật

- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 2. Hai câu thơ: 

Năm mươi người con theo cha xuống biển

Năm mươi người con theo mẹ lên rừng

Gợi nhắc đến truyện dân gian: Con Rồng cháu Tiên.

Câu 3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Tiếng Nước nghe như rơi từng giọt.” là So sánh. Tác dụng của biện pháp so sánh là nhấn mạnh âm thanh tiếng nước nghe như rơi từng giọt, nhỏ giọt. Đồng thời tạo ấn tượng cho tiếng nước vừa gợi lên độ mềm mại của nước.

Câu 4. Cảm xúc được gợi lên qua 2 câu thơ:

Mẹ là tiếng đầu tiên trẻ gọi

Nghe dịu dàng âu yếm biết bao

Đó là tình yêu thương của các con dành cho mẹ, tiếng gọi mẹ là tiếng gọi đầu tiên trong cuộc đời, tiếng gọi ấy thật dịu dàng, âu yếm. Tình mẫu tử thiêng liêng được thể hiện qua tiếng gọi đầu đời mang nhiều cảm xúc.

Câu 5.

Qua bài thơ “Tiếng Việt mến yêu” nhà thơ đã gửi gắm tình cảm yêu thương, trân quý, mến yêu đối với Tiếng Việt. Tình yêu ấy như dòng chảy xuyên suốt cả bài thơ. Tiếng Việt như hơi thở, mang sự sống của chúng ta, mỗi tiếng nói cất lên thể hiện tất cả những suy nghĩ, cảm xúc. Đó là tiếng Mẹ mang tình mẫu tử thiêng liêng, tiếng Yêu là tình thương, tình cảm yêu mến, trong tiếng Nước mang âm thanh, còn tiếng Đất mang vẻ chắc nịch, vĩnh hằng. Qua bài thơ ta cũng thấy được tâm huyết mà Huy Cận gửi gắm và dường như tác giả muốn nói với chúng ta hãy gìn giữ vẻ đẹp trong sáng ấy, mỗi người chúng ta phải có trách nhiệm gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt.


Đọc hiểu Tiếng Việt mến yêu - Đề số 3

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên.

Câu 2. Theo tác giả tiếng đầu tiên trẻ gọi là tiếng gì?

Câu 3. Hãy nêu thông điệp được anh/ chị rút ra từ đoạn trích trên. 

Câu 4. Anh/ chị đã làm gì để góp phần gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt? Trình bày một số phương thức để gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt.

Trả lời đọc hiểu

Câu 1: 

- Thể thơ tự do

Câu 2:

- Theo tác giả tiếng đầu tiên trẻ gọi là tiếng mẹ

Câu 3:

- Luôn gìn giữ và trân quý tiếng Việt, hãy tiếp cận và sử dụng tiếng Việt một cách trong sáng và lành mạnh nhất.

Câu 4:

- Em đã tham gia các hoạt động gìn giữu sự trong sáng của tiếng Việt như:

+ Sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực

+ Tích cực tham gia các hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt. 

+ Tôn trọng các giá trị văn hóa của tiếng Việt

 - Một số phương thức để gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt:

+ Mỗi chúng ta phải có tình cảm yêu mến và có ý thức quý trọng tiếng Việt.

+ Tìm hiểu và học tập về tiếng Việt.

+ Luôn ý thức và tự hào, trân trọng; gìn giữ và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt.

+ Tiếp thu những yếu tố tích cực từ tiếng nước ngoài để làm giàu ngôn ngữ mình.

+ Tránh cách nói thô tục, kệch cỡm.

+ Tránh lai tạp yếu tố của các ngôn ngữ khác

---------------------------------- 

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Tiếng Việt mến yêu. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.

icon-date
Xuất bản : 24/04/2023 - Cập nhật : 06/11/2023