logo

Đọc hiểu Tiếng ông cụ mết vẫn trầm và nặng

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Tiếng ông cụ mết vẫn trầm và nặng hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 


Đọc hiểu Tiếng ông cụ mết vẫn trầm và nặng

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

(1) Tiếng ông cụ Mết vẫn trầm và nặng. Ông cụ vụng về trở tay lau một giọt nước mắt. Bỗng nhiên ông cụ nói to lên:

- Tnú không cứu được vợ được con. Tối đó Mai chết. Còn đứa con thì đã chết rồi. Thằng lính to béo đánh một cây sắt vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã xuống, không kịp che cho nó. Nhớ không Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày. Còn mày thì chúng nó bắt mày, trong tay mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại. Còn tau thì lúc đó đứng đằng sau gốc cây vả. Tau thấy chúng nó trói mày bằng dây rừng. Tau không nhảy ra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không. Tau không ra, tau quay đi vào rừng, đi tìm giáo mác. Nghe rõ chưa, các con rõ chưa. Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói cho con cháu. Chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo!…

Chúng nó trói chặt Tnú bằng dây rừng, khiêng ném vào góc nhà rồi kéo đi ăn thịt con heo của anh Prôi.

(2) Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc.

Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, trừng trừng.

Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy ở trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu rên. Anh Quyết nói: “Người cộng sản không thèm kêu van…” Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy, cháy cả ruột đây rồi! Anh Quyết ơi! Không, Tnú sẽ không kêu! Không!

(Trích trong “Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành).

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Của ai? 

Câu 2. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn (1)? 

Câu 3. Câu nói “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” có ý nghĩa gì? 

Câu 4. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích

Câu 5. Nội dung chủ yếu của đoạn văn . 

Câu 6. Xác định biện pháp tu từ cú pháp trong câu văn: Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

Câu 7. Từ đoạn văn trên, em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về khát vọng tự do của con người (trả lời 7 – 9 dòng)?

Đọc hiểu Tiếng ông cụ mết vẫn trầm và nặng

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1

Đoạn trích nằm trong tác phẩm Rừng xà nu của tác giả Nguyễn Trung Thành

Câu 2

Phong cách ngôn ngữ của đoạn văn (1) là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt vì đây là lời kể của cụ Mết. 

Câu 3

Câu nói “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” biểu thị ý nghĩa đã đến lúc cần đấu tranh, câu nói này được đúc rút từ cuộc đời bi tráng của Tnú, từ cuộc đấu tranh của đồng bào Xô Man: giặc đã đàn áp dân ta bằng vũ khí thì ta phải dùng vũ khí đáp trả chúng. 

Câu 4

Phương thức biểu đạt của đoạn trích (1) là: tự sự, biểu cảm

Phương thức biểu đạt của đoạn trích (2) là: tự sự, biểu cảm và miêu tả

Câu 5

Nội dung chính của đoạn văn là lời kể đau xót của cụ Mết khi Tnú không cứu được vợ, sự xót xa, căm phẫn xen chút bất lực của cụ Mết khi Tnú bị giặc tra tấn cùng cảnh Tnú bị giặc hành hạ, đốt 10 ngón tay nhưng anh vẫn kiên cường, không chịu khuất phục.

Câu 6

Câu văn này sử dụng hình ảnh so sánh, vừa miêu tả được đặc tính của nhựa cao su vừa thể hiện được sự chân thực, tàn bạo của giặc khi tra tấn Tnú.

Câu 7

Tự do là quyền bất khả xâm phạm, là quyền thiêng liêng của mỗi con người, không ai được phép tước đi quyền tự do đó. Nhân vật Tnú, cụ Mết và đồng bào Xô Man cũng khao khát được tự do, mong muốn một cuộc sống yên bình, nhưng giặc lại đến cướp bóc, hành dạ dân làng, buộc lòng dân làng Xô Man phải đứng lên để đấu tranh, giành lại tự do cho buôn làng mình. Khát vọng tự do luôn mãnh liệt, cháy bỏng trong lòng cụ Mết, trong lòng Tnú. Nhờ có khát vọng tự do mà họ mới có động lực để chiến đấu, đấu tranh chống lại cái ác, chống lại sự xâm lược của kẻ thù. Có thể nói rằng khát vọng tự do là một khát vọng khi thì âm ỉ, lúc lại bùng cháy, nhưng không bao giờ tắt ở trong mỗi người chúng ta. Khát vọng tự do cho con người ta hy vọng, cho con người ta sức mạnh để quyết tâm vùng lên, giành lấy tự do cho bản thân mình.  Tuy rằng hiện thực có khó khăn, có gian khổ nhưng nhờ có khát vọng tự do mà con người vẫn có thể cố gắng, vẫn có thể từng bước tiến về phía trước. 

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Tiếng ông cụ mết vẫn trầm và nặng . Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 26/12/2022 - Cập nhật : 01/07/2023