logo

Đọc hiểu Thuật hứng Bài 3: Một cày một cuốc thú nhà quê

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Thuật hứng Bài 3: Một cày một cuốc thú nhà quê: Thể thơ của văn bản trên là gì? Nêu đặc điểm khiến em nhận diện được thể thơ đó? Nêu nội dung bốn câu thơ đầu bài thơ trên? Phương thức biểu đạt của bài thơ là gì? Các điển tích được nhắc đến trong bài là những điển tích nào?

Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới: 

THUẬT HỨNG BÀI 3

Một cày một cuốc thú nhà quê,

Áng cúc lan chen vãi đậu kê.

Khách đến chim mừng hoa xẩy rụng,

Chè tiên nước ghín nguyệt đeo về.

Bá Di người rặng thanh là thú,

Nhan Tử ta xem ngặt ấy lề.

Hễ tiếng dữ lành tai quản đắp,

Cầu ai khen liễn lệ ai chê.

Đọc hiểu Thuật hứng Bài 3: Một cày một cuốc thú nhà quê

Đọc hiểu Thuật hứng Bài 3 - Đề số 1

Câu 1. Thể thơ của văn bản trên là gì? Nêu đặc điểm khiến em nhận diện được thể thơ đó?

Câu 2. Nêu nội dung bốn câu thơ đầu bài thơ trên?

Câu 3. Phương thức biểu đạt của bài thơ là gì? 

Câu 4. Các điển tích được nhắc đến trong bài là những điển tích nào?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu 

Câu 1. 

- Thể thơ của bài thơ trên là: Thất ngôn bát cú Đường luật. 

- Đặc điểm khiến em nhận diện được thể thơ đó: Bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 tiếng. Bài thơ gieo vần “ê” ở cuối mỗi câu 1, 2, 4, 6, 8.

Câu 2.  

Nội dung của 4 câu thơ đầu trong bài thơ trên là: Bốn câu thơ đầu miêu tả cuộc sống ẩn dật, an nhàn của tác giả Nguyễn Trãi chốn thôn quê với những công việc, những thú vui giản dị, thanh cao. Qua đó ta thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, lối sống trong sạch của nhà thơ.

Câu 3.

Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là: Phương thức biểu cảm 

Câu 4. 

Điển tích được nhắc đến trong bài là điển tích: Bá Di, Nhan Tử - họ đều là những người lựa chọn lối sống ẩn dật, giản dị, vô lo, vô nghĩ. 


Đọc hiểu Thuật hứng Bài 3 - Đề số 2

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Phương thức biểu đạt của văn bản là gì? 

Câu 3. Bài thơ cho thấy tâm sự gì của Nguyễn Trãi?

Câu 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:

Một cày một cuốc thú nhà quê,

Áng cúc lan chen vãi đậu kê.

Câu 5. Thông điệp nào từ bài thơ có ý nghĩa nhất với em?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu 

Câu 1. 

Thể thơ của bài thơ trên là: Thất ngôn bát cú Đường luật. 

Câu 2.

Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là: Phương thức biểu cảm. 

Câu 3. 

Bài thơ cho thấy tâm sự của Nguyễn Trãi về khi cáo quan về ở ẩn. Bài thơ miêu tả cuộc sống ẩn dật, thanh nhàn của Nguyễn Trãi nơi thôn quê với những công việc, những thú vui giản dị, nho nhã. 

Câu 4. 

Trong hai câu thơ sau:

Một cày một cuốc thú nhà quê,

Áng cúc lan chen vãi đậu kê.

- Biện pháp tu từ được sử dụng là: Liệt kê. 

Những sự vật được liệt kê là: Một cày, một cuốc, thú nhà quê, áng cúc, lan chen, vãi đậu kê.

- Tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê giúp làm cho việc diễn đạt hiệu quả hơn, khiến cho người đọc dễ hiểu hơn. Biện pháp liệt kê còn làm tăng tính biểu cảm, biểu đạt cho bài thơ. Nêu được đầy đủ những hình ảnh gắn bó với đời sống của người dân lao động bình dị, chân quê. Qua đó thể hiện tâm hồn thanh nhàn, hòa hợp với thiên nhiên, tránh xa những vinh hoa hư ảo, nơi xô bồ, toan tính khi làm quan. 

Câu 5. 

Thông điệp từ bài thơ Thuật hứng số 3 có ý nghĩa nhất với em là thái độ sống tích cực của tác giả Nguyễn Trãi. Ông luôn có thái độ tích cực trong mọi hoàn cảnh, khi cáo quan về ở ẩn ông sống vô ưu, lòng không vướng bận trước những chuyện thị phi lành dữ, khen chê ở cuộc sống xô bồ, hư vinh. Nguyễn Trãi hoà mình với thiên nhiên tươi đẹp, sống cuộc sống ẩn dật, bình dị với những thú vui tao nhã. Qua đây ta cũng thấy được nhà thơ là người có tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và mỗi chúng ta đều nên học tập thái độ sống tích cực và lối sống thanh bạch của nhà thơ.

---------------------------------- 

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Thuật hứng Bài 3. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 23/03/2023 - Cập nhật : 30/06/2023