logo

Đọc hiểu Thuật hứng Bài 25: Lánh trần náu thú sơn lâm

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Thuật hứng Bài 25: Lánh trần náu thú sơn lâm: Tác giả của bài thơ trên là ai? Hãy cho biết bài thơ này được sáng tác trong thời kì nào và từ bài thơ này em liên hệ đến bài thơ nào, của ai? Thể thơ của bài thơ trên? Phương thức biểu đạt chủ yếu của bài thơ trên? 

Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: 

THUẬT HỨNG BÀI 25 

Lánh trần náu thú sơn lâm, 

Lá thông còn tiếng trúc cầm. 

Sách cũ ngày tìm người hữu đạo, 

Trì thanh đêm quyến nguyệt vô tâm. 

Say hết tấc lòng hồng hộc, 

Hỏi làm chi sự cổ câm (kim). 

Thế sự dầu ai hay buộc bện, 

Sen nào có bén trong lầm. 

Đọc hiểu Thuật hứng Bài 25: Lánh trần náu thú sơn lâm

Đề đọc hiểu Thuật hứng Bài 25 - Đề số 1

Câu 1. Tác giả của bài thơ trên là ai? 

Câu 2. Hãy cho biết bài thơ này được sáng tác trong thời kì nào và từ bài thơ này em liên hệ đến bài thơ nào, của ai? 

Câu 3. Thể thơ của bài thơ trên? 

Câu 4. Phương thức biểu đạt chủ yếu của bài thơ trên?

Câu 5. Phân tích bài thơ Thuật hứng 25

Câu 6. Các biện pháp tu từ trong bài thơ và phân tích tác dụng của các biện pháp đó

Trả lời câu hỏi đọc hiểu 

Câu 1. 

Tác giả của bài thơ trên là: Nguyễn Trãi. 

Câu 2. 

Bài thơ này được trích từ tác phẩm Quốc âm thi tập và được sáng tác trong thời kì Hậu Lê. Từ bài thơ này, em liên tưởng đến bài thơ Nôm thứ 135 của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm. 

Câu 3. 

Thể thơ của bài thơ trên: Thể thơ Đường luật biến thể. 

Câu 4. 

Phương thức biểu đạt chủ yếu của bài thơ: Biểu cảm. 

Đề đọc hiểu Thuật hứng Bài 25 - Đề số 2

Câu 1. Cho biết hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của bài thơ trên và thể thơ được sử dụng.

Câu 2. Hai câu thơ đầu tiên cho biết hoàn cảnh gì của nhà thơ? hoàn cảnh đó gợi tư thế như thế nào của nhà thơ?

Câu 3. Hai câu luận cho biết thông tin gì? từ đó giúp em cảm nhận được điều gì trong cốt cách của nhà thơ

Câu 4. Quan niệm về cuộc sống của người quân tử trong thời cuộc được thể hiện như thế nào ở bốn câu cuối bài thơ

Câu 5. Tâm sự của nhà thơ Nguyễn Trãi được thể hiện như thế nào qua bài thơ? em hãy chỉ rõ

Lời giải:

Câu 1. Bài thơ được sáng tác trong thời gian Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn ở quê nhà Côn Sơn. Sử dụng thể thơ Đường luật biến thể(các câu 6 xen lẫn câu 7 chữ). Bài thơ trích trong tập thơ “Quốc âm thi tập”

Câu 2. Cũng giống như những bài thơ khác trong chùm thuật hứng, hai câu đầu tiên đã thể hiện hoàn cảnh sống của nhà thơ: náu trần là ẩn náu giữa chốn hồng trần bằng thú vui điền viên sơn lâm (núi rừng); ở giữa rừng núi quê nhà tìm niềm vui với núi rừng, thông, trúc, đặc biệt được thưởng thức âm thanh của cây trúc, cành thông thông va vào nhau giống như tiếng đàn cầm, âm thanh náo nhiệt, vui tươi, rộn rã phá tan sự tịch mịch, vắng vẻ nơi rừng núi hoang sơ  quê nhà của tác giả.=> hoàn cảnh sống vắng vẻ, giữa núi rừng hoang sơ, tịch mịch gợi cuộc sống thanh bạch, giản dị và tư thế sẵn sàng rời bỏ thế sự cuộc đời của nhà thơ để tìm niềm vui giản dị trong cuộc sống.

Câu 3. Hai câu luận cho biết thông tin gì? từ đó giúp em cảm nhận được điều gì trong cốt cách của nhà thơ

Hai câu luận cho biết hình ảnh nhà thơ đang say sưa trong niềm vui đọc sách, ngày thì đọc sách, đêm thưởng trăng in trong ao, hình ảnh “thanh trì”, “ nguyệt vô tâm” cho thấy sự bối rối của nhà thơ trước cảnh đẹp của đêm trăng quê hương. Ao trong vắt in hình bóng trăng, cảnh đẹp như vậy thật khó mà vô tâm hờ hững được => con người giao hoà với thiên nhiên, say sưa với những vẻ đẹp bình dị mà lôi cuốn 

Sách cũ ngày tìm người hữu đạo, 

Trì thanh đêm quyến nguyệt vô tâm. 

Câu 4. Quan niệm về cuộc sống của người quân tử trong thời cuộc được thể hiện như thế nào ở bốn câu cuối bài thơ

Say hết tấc lòng hồng hộc, 

Hỏi làm chi sự cổ câm (kim).

Thế sự dầu ai hay buộc bện, 

Sen nào có bén trong lầm.

Quan niệm sống của nhà thơ Nguyễn Trãi được thể hiện rõ ở bốn câu luận và kết. Hình ảnh con người say sưa với thú điền viên, không màng đến thế sự “hỏi làm chi sự cổ kim” mặc kệ thế sự buộc, bện chặt nhà thơ với thời cuộc thì con người vẫn vượt lên trên tất cả để giữ cho mình cốt cách thanh bạch “sen nào có bén trong lầm”

Câu 5. Tâm sự của nhà thơ Nguyễn Trãi được thể hiện như thế nào qua bài thơ? em hãy chỉ rõ

Trước tiên cũng như bài thơ khác được sáng tác trong thời gian ở ẩn ở quê nhà, chúng ta thấy hình ảnh của lão nông vui với thú điền viên, ngày đêm làm bạn với trăng, hoa, tùng, cúc, thú vui sơn điền. Nhưng ẩn sau đó vẫn là một tâm hồn nặng lòng với thời cuộc và thế sự. Bởi cái thế sự ấy đã bện, buộc chặt với nhà thơ thành một khối, nỗi niềm tâm sự về vận mệnh nước nhà vẫn đau đáu trong tâm hồn nhà thơ, thế nên tìm vui điền viên nhưng nhà thơ vẫn không quên đi thời cuộc, vẫn nặng lòng với non sông đất nước.

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Thuật hứng Bài 25. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 24/03/2023 - Cập nhật : 30/06/2023