Tuyển tập bộ đề Đọc hiểu Thơ duyên hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Thơ duyên đầy đủ nhất.
Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi:
THƠ DUYÊN
(1) Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên,
Cây me ríu rít cặp chim chuyền.
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,
Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền.
(2) Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu,
Lả lả cành hoang nắng trở chiều.
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn,
Lần đầu rung động nỗi thương yêu.
(3) Em bước điềm nhiên không vướng chân,
Anh đi lững đững chẳng theo gần.
Vô tâm – nhưng giữa bài thơ dịu,
Anh với em như một cặp vần.
(4) Mây biếc về đâu bay gấp gấp,
Con cò trên ruộng cánh phân vân.
Chim nghe trời rộng giang thêm cánh,
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần.
(5) Ai hay tuy lặng bước thu êm,
Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm.
Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy,
Lòng anh thôi đã cưới lòng em.
[Thơ duyên - Xuân Diệu]
Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. 7 chữ
B. 4 chữ
C. Tự do
D. 5 chữ
Trả lời
A. 7 chữ => Dựa vào số chữ trong một câu
Câu 2: Bài thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là?
A. Nghị luận
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Miêu tả
Trả lời
C. Biểu cảm => Thể hiện cảm xúc thông qua tác phẩm
Câu 3: Trong văn bản, loài cây nào đã được nhắc tới
A. Cây cau
B. Cây me
C. Cây vải
D. Cây đào
Trả lời
B. Cây me => Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Câu 4: Thời gian trong câu thơ là vào lúc
A. Buổi sáng
B. Buổi trưa
C. Buổi tối
D. Buổi chiều
Trả lời
D. Buổi chiều => Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên.
Câu 5. Bài thơ trên viết về mùa nào trong năm?
A. Mùa đông
B. Mùa xuân
C. Mùa thu
D. Mùa hạ
Trả lời
C
Câu 6. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
A. Anh
B. Em
C. Tác giả
D. Người đọc
Trả lời
A
Câu 7. Khổ (1) của bài thơ miêu tả những âm thanh nào?
A. Tiếng chim và tiếng đàn
B. Tiếng chim và tiếng cười
C. Tiếng cười và tiếng mưa rơi
D. Tiếng chim và tiếng gió thổi
Trả lời
A
Câu 8. Phát biểu nào sau đây nói lên đặc điểm của bức tranh thiên nhiên trong khổ (1) và khổ (2)?
A. Thiên nhiên tươi vui, tràn đầy sức sống
B. Thiên nhiên thơ mộng, vạn vật giao hòa
C. Thiên nhiên thơ mộng, vui tươi rộn rã
D. Thiên nhiên tươi vui, vạn vật giao hòa
Trả lời
B
Câu 9. Phát biểu nào sau đây nói đúng về ý nghĩa của từ láy “lững đững” trong khổ thơ thứ (3)?
A. Lững thững
B. Hờ hững
C. Dửng dưng
D. Cả ba đáp án trên
Trả lời
D
Câu 10. Phát biểu nào sau đây miêu tả đúng về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ?
A. Rộn ràng hân hoan khi mùa thu tới
B. Xúc động mãnh liệt trước sự giao hòa của thiên nhiên
C. Sự rung động nhẹ nhàng trước một tình yêu vừa chớm
D. Sự buồn bã, lo âu trước bước đi của thời gian
Trả lời
C
Câu 11. Màu trời trong khổ thơ thứ nhất là màu gì?
A. Màu xanh biếc
B. Màu xanh ngọc
C. Xanh vàng
D. Màu trắng
Trả lời
B
Câu 12. Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ 3:
So sánh
B. Nhân hóa
C. Nói quá
D. Hoán dụ
Trả lời
A
Câu 13. Từ “đổ” trong câu thơ “Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá” thuộc từ loại nào?
A. Danh từ
B. Động từ
C. Trạng từ
D. Tính từ
Trả lời
B
Câu 14. Từ “duyên” trong nhan đề “Thơ duyên” có nghĩa là gì?
A. Sự hài hòa của một số nét tế nhị ở con người, tạo nên vẻ hấp dẫn tự nhiên.
B. Nguyên nhân trực tiếp của sự việc.
C. Chỉ sự gặp gỡ vô tình của các cảnh vật xung quanh, từ đó nhắc đến cái duyên của tình cảm con người.
D. Sự sắp đặt có từ kiếp trước
Trả lời
C
Câu 15. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Lòng anh thôi đã cưới lòng em”
A. Làm nổi bật sự lãng mạn của tác giả.
B. Tăng cảm xúc cho cả bài thơ
C. Nhấn mạnh ước muốn của tác giả
D. Khẳng định sự hòa hợp hai tấm lòng, hai tâm hồn đến độ trọn vẹn tuyệt đối, sự hòa hợp trong mức độ cao nhất của cảm nhận về hạnh phúc
Trả lời
D
Câu 16. Ý nào sau đây khái quát nội dung chính của văn bản?
A. Bức tranh mùa thu đầy thơ mộng
B. Kí ức tuổi thơ tươi đẹp gắn với con đường đi học
C. Kí ức về những ngày đầu của mối tình đầu
D. Vẻ đẹp chiều thu và duyên tình trong sáng thuở ban đầu
Trả lời
D
Câu 17. Bạn hiểu như thế nào về chữ “duyên” trong nhan đề của bài thơ?
Trả lời
Chữ “duyên” trong nhan đề của bài thơ có thể hiểu là: sự hòa hợp giữa thiên nhiên với thiên nhiên, giữa thiên nhiên với con người và giữa anh và em.
Câu 18. Nêu nội dung của đoạn thơ:
"Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn,
Lần đầu rung động nỗi thương yêu"
Trả lời
Nội dung của đoạn thơ "buổi ấy lòng ta... nỗi thương yêu" là sự rung động, cảm mến khi lần đầu biết nhớ thương một người. Là cảm giác mới mẻ, duyên dáng, e thẹn trước người mình yêu. Tác giả đã tạo nên một câu thơ sâu sắc, lắng đọng với những suy tư, băn khoăn về chính mối tình của bản thân mình.
Câu 19. Nội dung đoạn thơ trên là gì?
Trả lời
Đoạn thơ là bức tranh thu dưới con mắt của một chàng thanh niên trẻ tuổi - tâm hồn đang tràn ngập yêu thương. Bức tranh ấy tràn đầy sức sống với âm thanh, ánh sáng tươi vui, rộn rã, vạn vật gắn bó, hòa quyện với nhau thật tự nhiên, đẹp đẽ!
Câu 20. Từ láy "ríu rít" và "xiêu xiêu” có tác dụng gì?
Trả lời
Từ láy "ríu rít" và "xiêu xiêu” chỉ sự sóng đôi, hòa hợp, sự hòa điệu của thiên nhiên. Cặp chim chuyền ríu rít tình tự, gió nương theo con đường nhỏ, cũng dịu dàng, duyên dáng. Tất cả đã làm nên một bức tranh thu rất thơ, rất mộng.
Câu 21: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép đảo ngữ ?
- Phép đảo ngữ ở các câu:
+ Cây me ríu rít cặp chim chuyền (Cặp chim chuyền ríu rít trên cây me), Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá, (Trời xanh ngọc đổ qua muôn lá)
+ “Lả lả cành hoang nắng trở chiều” (Cành hoang lả lả...)
- Tác dụng: Các từ láy "ríu rít" “lả lả” và động từ "đổ" được đặt ở đầu câu vừa nhấn mạnh được sự gắn bó, hòa hợp giữa các sự vật (cặp chim chuyền), đường nét, dáng vẻ mềm mại của cây, của nắng và màu sắc của cảnh vật. Đồng thời cũng tạo nên nhạc điệu quyến luyến, êm dịu, một vẻ duyên dáng, tinh tế cho các câu thơ.
Câu 22. Từ nội dung bài thơ, bạn có suy nghĩ gì về vẻ đẹp của những rung động đầu đời?
Trả lời
– Những rung động đầu đời luôn trong trẻo, tinh khôi
– Những rung động đầu đời luôn say đắm và ghi sâu vào kí ức, có thể sẽ theo ta mãi mãi
– Những rung động đầu đời cho con người bắt đầu nếm trải vị ngọt ngào của tình yêu
Câu 23. Nét độc đáo của Xuân Diệu trong bài thơ là đã dựng lên được một bức tranh mùa thu mà ở đó thiên nhiên và con người đều giao hòa với nhau. Bạn hãy viết khoảng 5 – 7 dòng để làm rõ nét độc đáo ấy.
Trả lời
– Những sự vật trong thiên nhiên được miêu tả đang giao hòa, xoắn luyến, giao tình với nhau: những nhánh duyên nên thơ hơn trong chiều mộng, cặp chim chuyền riíu rít, con đường xiêu cùng gió, cành hoang lả vào nắng.
– Thiên nhiên và con người cũng trở nên hòa hợp: thiên nhiên trở thành bài thơ dịu để anh với em ghép thành một cặp vần
– Con người với con người cũng giao hòa với nhau lòng ta nghe ý bạn, rung động nỗi thương yêu, là một cặp vần, là lòng anh thôi đã cưới lòng em.