logo

Đọc hiểu nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi

Có nhiều cuốn sách để lại ấn tượng thương nhớ trong lòng người đọc và cuốn sách “Mãi mãi tuổi hai mươi” của liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc là một trong những cuốn sách như thế, cuốn sách đã chạm tới trái tim nhiều người và lấy đi nhiều nước mắt của không ít độc giả. Bởi sự chân thật và tình cảm chân thành, nỗi khát khao cống hiến những trăn trở suy nghĩ của tuổi hai mươi với bao ước mơ hoài bão  mà liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc gửi gắm vào cuốn nhật ký đã làm lay động lòng người chạm vào trái tim của người đọc. Các câu trong cuốn sách đề hay và ý nghĩ nó thường xuyên xuất hiện trong các bộ đề học hiểu ngữ văn 12. Để đạt điểm cao phần đọc hiểu các bạn lần lượt xem từng đề trong bộ đề đọc hiểu mãi mãi tuổi 20.

Đọc hiểu nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi


Đọc hiểu nhật ký mãi mãi tuổi hai mươi - Đề số 1

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

2.10.1971

Nhiều lúc mình không ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá, và cũng đột ngột quá.

Thế là thế nào? Cách đây ít lâu mình còn là sinh viên. Bây giờ thì xa vời lắm rồi những ngày cắp sách lên giảng đường, nghe thầy Đường, thầy Đạo… Không biết bao giờ mình sẽ trở lại  những ngày như thế. Hay chẳng còn bao giờ nữa! Có thể lắm. Mình đã lớn rồi. Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? Chỉ còm cõi vì trang sách, gầy xác đi vì mộng mị hão huyền.

28 ngày trong quân ngũ, mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày  có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình.

Mình bắt đầu sống có trách nhiệm từ đâu, từ lúc nào? Có lẽ từ 9.3.71 tháng 3 của hoa nhãn ban trưa, của hoa sấu, hoa bằng lăng nước.

…Trên mũ là ngôi sao. Ta lặng ngắm ngôi sao, như hồi nào ta chỉ cho bạn: Kia là ngôi sao Hôm yêu dấu… Nhưng khác hơn một chút. Bây giờ, ta đọc trong ngôi sao ấy, ánh lửa cầu vồng của trận công đồn, màu đỏ của lửa, của máu…

Ta như thấy trong màu kì diệu ấy có cả hồng cầu của trái tim ta.

(Trích Mãi mãi tuổi hai mươi, nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)

Câu 2: Nhìn những ngôi sao trên mũ, tác giả đọc được những gì? Ý nghĩa của những hình ảnh đó? (1,0 điểm)

Câu 3: Tại sao tác giả viết: “Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu?”? 

Câu 4: Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh/chị? (0,5 điểm) 


Đáp án đề đọc hiểu Mãi mãi tuổi hai mươi - Đề số 1

Câu 1

– Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Câu 2

– Nhìn ngôi sao trên mũ, tác giả thấy:

+ Ánh lửa cầu vồng.

+ Màu đỏ của lửa, của máu.

+ Hồng cầu của trái tim.

– Ý nghĩa: Biểu thị cho ngọn lửa đấu tranh, sức mạnh quật cường; nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc; lí tưởng cao đẹp, khát vọng cống hiến cho Tổ quốc, nhân dân.

Câu 3

– Tác giả viết: Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? vì:

+ Việc học chỉ có ý nghĩa khi nó được áp dụng vào cuộc sống.

+ Sự sống không phải chỉ biết cho cá nhân mình.

+ Khi Tổ quốc lên tiếng gọi tuổi trẻ sẵn sàng xếp bút nghiên lên đường vì Tổ quốc…

Câu 4:

Thông điệp của đoạn trích: Tuổi trẻ phải  biết sống, biết cống hiến, biết hi sinh cho Tổ quốc…


Đọc hiểu nhật ký mãi mãi tuổi hai mươi - Đề số 2

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồng gió lạnh ngắt, nhưng có hề chi, khi mình đã cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn chính trực và cao cả – Biết yêu và biết ghét – Biết lăn lộn trong cái bình dị của cuộc sống mà cảm hiểu hạnh phúc không có gì so sánh nổi. Biết sống cao thương, vươn lên trên tất cả những gì tính toán cá nhân mòn mỏi và cằn cỗi.Phải, mình phải sống như vậy, phải cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn như thế – Đây là mơ ước, là nguyện vọng, quyết tâm và cũng là trách nhiệm mình phải làm. Phải làm.”

( Trích Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi – Nguyễn Văn Thạc.)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.(1,0 điểm)

Câu 2. Nội dung của đoạn trích. (1,0 điểm)

Câu 3. Đặt nhan đề cho đoạn trích. (0,5 điểm) .Anh/chị cảm phục phẩm chất nào ở anh Nguyễn Văn Thạc, người liệt sĩ đã hy sinh tại chiến trường Quảng Trị khi chưa đầy 20 tuổi, trong đoạn trích trên ? (0,5 điểm)

Câu 4. Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. (1.0 điểm)


Đáp án đề đọc hiểu Mãi mãi tuổi hai mươi - Đề số 2

Câu 1:(1,0 điểm)

Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

Phong cách ngôn ngữ : sinh hoạt. Văn bản thuộc “ Nhật kí Mãi mãi tuổi hai mươi” Có tính cụ thể, cảm xúc, cá thể.

Câu 2: Nêu nội dung của văn bản:

- Sự trăn trở để hướng đến cuộc sống .Qua đó ngợi ca lẽ sống cao đẹp của anh Nguyễn Văn Thạc.

Câu 3:

Những phẩm chất của anh Nguyễn Văn Thạc:

- Tâm hồn chính trực và cao cả; biết yêu và biết ghét ; biết cống hiến, hy sinh ; biết sống cao thượng ; dũng cảm

Nhan đề của đoạn trích :-Tâm hồn cao đẹp; Lẽ sống cao đẹp; Sự cống hiến và hy sinh…( Học sinh có thể viết nhiều nhan đề, giáo viên chọn nhan đề đúng nhất để cho điểm)

Câu 4:

- Biện pháp tu từ :

+ Điệp ngữ : biết yêu, biết ghét, biết sống cao thượng, phải làm…

- Tác dụng : Khẳng định lẽ sống cao đẹp


Đọc hiểu nhật ký mãi mãi tuổi hai mươi - Đề số 3

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

2.10.1971

Nhiều lúc mình không ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá, và cũng đột ngột quá.

Thế là thế nào? Cách đây ít lâu mình còn là sinh viên. Bây giờ thì xa vời lắm rồi những ngày cắp sách lên giảng đường, nghe thầy Đường, thầy Đạo... Không biết bao giờ mình sẽ trở lại những ngày như thế. Hay chẳng còn bao giờ nữa! Có thể lắm. Mình đã lớn rồi. Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? Chỉ còm cõi vì trang sách, gầy xác đi vì mộng mị hão huyền.

28 ngày trong quân ngũ, mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình.

Mình bắt đầu sống có trách nhiệm từ đâu, từ lúc nào? Có lẽ từ 9.3.71 tháng 3 của hoa nhãn ban trưa, của hoa sấu, hoa bằng lăng nước.

...Trên mũ là ngôi sao. Ta lặng ngắm ngôi sao, như hồi nào ta chỉ cho bạn: Kia là ngôi sao Hôm yêu dấu... Nhưng khác hơn một chút. Bây giờ, ta đọc trong ngôi sao ấy, ánh lửa cầu vồng của trận công đồn, màu đỏ của lửa, của máu…
Ta như thấy trong màu kì diệu ấy có cả hồng cầu của trái tim ta.

(Trích Mãi mãi tuổi hai mươi, nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên là gì?

Câu 3: Nội dung của đoạn trích trên là gì?

Câu 4: Nhìn những ngôi sao trên mũ, tác giả đọc được những gì? Ý nghĩa của những hình ảnh đó?

Câu 5: Tại sao tác giả viết: “Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu?”?

Câu 6: Tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua đoạn trích


Đáp án đề đọc hiểu Mãi mãi tuổi hai mươi - Đề số 3

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích là: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Câu 2: Phương thức biểu đạt trong đoạn trích là: tự sự

Câu 3: Nội dung của đoạn trích trên: những ngày làm bộ đội, cậu sinh viên đã hiểu rõ thật nhiều điều về cuộc sống

Câu 4: – Nhìn ngôi sao trên mũ, tác giả thấy:

Ánh lửa cầu vồng.

Màu đỏ của lửa, của máu.

Hồng cầu của trái tim.

– Ý nghĩa: Biểu thị cho ngọn lửa đấu tranh, sức mạnh quật cường; nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc; lí tưởng cao đẹp, khát vọng cống hiến cho Tổ quốc, nhân dân.

Câu 5: – Tác giả viết: Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? vì:

Việc học chỉ có ý nghĩa khi nó được áp dụng vào cuộc sống.

Sự sống không phải chỉ biết cho cá nhân mình.

Khi Tổ quốc lên tiếng gọi tuổi trẻ sẵn sàng xếp bút nghiên lên đường vì Tổ quốc…

Câu 6: Thông điệp của đoạn trích mà tác giả muốn gửi gắm là: bản thân mỗi cá nhân phải sống có ích và có trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc.


Đọc hiểu nhật ký mãi mãi tuổi hai mươi - Đề số 4

Đọc đoạn văn bản sau:

"2/10/1971

   Nhiều lúc mình cũng không ngờ rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá và cũng đột ngột quá (…). Hai mươi tám ngày trong quân ngũ mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình… Mình đã khóc, nước mắt giàn giụa, khi các bạn tiễn mình đi, khi buổi lễ kết thúc, khi bài Quốc ca rung bầu không khí trong lành trên trường Tổng hợp. Bản nhạc này đây, bao lần mình đã nghe, đã cúi đầu suy nghĩ. Nhưng hôm nay mới thực hiểu, thực cảm một điều giản dị: Bài Quốc ca của ta, của ta!.. Khóc, không phải vì hèn yếu, không phải vì buồn bã, mà vì xúc động. Vì buổi chia tay này thiêng liêng quá. Những người bạn thân yêu nhất của mình không thể tiễn mình đi được. Và bàn tay ấy, và đôi mắt ấy, giọng nói ấy... Lên xe rồi, xe nổ máy. Xe Việt Nam sản xuất, tiếng động cơ như tiếng tim mình vậy."

(Trích Mãi mãi tuổi hai mươi - Nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, NXB Thanh niên, 2005)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trích trên.

Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 3: Hãy chỉ ra "những điều không ngờ" được tác giả nói đến trong đoạn trích?

Câu 4: Người viết đã thể hiện cảm xúc gì qua câu văn: Nhưng hôm nay mới thực hiểu, thực cảm một điều giản dị: Bài Quốc ca của ta, của ta!.

Câu 5: Nêu tác dụng của phép điệp được sử dụng trong câu văn: Mình đã khóc, nước mắt giàn giụa, khi các bạn tiễn mình đi, khi buổi lễ kết thúc, khi bài Quốc ca rung bầu không khí trong lành trên trường Tổng hợp..

Câu 6: Anh/chị hiểu thế nào về nỗi lòng của tác giả cuốn nhật kí qua thủ pháp so sánh "Xe Việt Nam sản xuất, tiếng động cơ như tiếng tim mình vậy."

Câu 7: Anh / chị có đồng ý với quan điểm "viết nhật kí không còn cần thiết trong cuộc sống hôm nay" không ? Vì sao?


Đáp án đề đọc hiểu Mãi mãi tuổi hai mươi - Đề số 4

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trích trên là: biểu cảm.

Câu 2: Nội dung của đoạn trích trên là: là một đoạn nhật kí mà anh Nguyễn Văn Thạc đã bộc bạch chân thành cảm nghĩ, cảm xúc của mình trong những ngày đầu tạm biệt giảng đường Đại học để bước vào quân ngũ.

Câu 3: "những điều không ngờ" được tác giả nói đến trong đoạn trích:

- Không ngờ mình đã đến đây.

- Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá và cũng đột ngột quá …

Câu 4: Cảm xúc của người viết được thể hiện qua câu văn: Nhưng hôm nay mới thực hiểu, thực cảm một điều giản dị: Bài Quốc ca của ta, của ta! là: Sự xúc động và niềm tự hào về Tổ Quốc.

Câu 5:

- Điệp từ được sử dụng qua đoạn trích là: khi

- Tác dụng của phép điệp từ: Nhấn mạnh thời điểm thiêng liêng nhất đối với người viết, trong không khí buổi lễ tiễn quân đầy xúc động, tự hào và đáng nhớ.

Câu 6: Nỗi lòng tác giả cuốn nhật kí qua thủ pháp so sánh “ Xe Việt Nam sản xuất, tiếng động cơ như tiếng tim mình vậy”

- Phép so sánh đã làm rõ được tâm trạng rạo rực, hồi hộp, náo nức ở thời điểm đặc biệt của cuộc đời người lính trẻ. Đặc biệt qua thủ pháp so sánh cũng bộc lộ được lòng yêu nước, tự hào dân tộc của người lính.

Câu 7: Học sinh được đua ra quan điểm cá nhân, sau đó dùng lập luận để bảo vệ quan điểm của mình.

Ví dụ: - Đồng ý vì viết nhật ký là một cách để lưu lại những ký ức, kỷ niệm đẹp mà bất cứ ai, dù sống trong thời đại nào cũng cần;  một cách lưu giữ ký ức giản dị, chân thật và giàu cảm xúc;…

- Không đồng ý vì: thời đại 4.0 có nhiều cách để lưu giữ ký ức, kỷ niệm sống động hơn, thuận tiện hơn…


Đọc hiểu nhật ký mãi mãi tuổi hai mươi - Đề số 5

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

   “Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồng gió lạnh ngắt, nhưng có hề chi, khi mình đã cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn chính trực và cao cả – Biết yêu và biết ghét – Biết lăn lộn trong cái bình dị của cuộc sống mà cảm hiểu hạnh phúc không có gì so sánh nổi. Biết sống cao thương, vươn lên trên tất cả những gì tính toán cá nhân mòn mỏi và cằn cỗi.Phải, mình phải sống như vậy, phải cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn như thế – Đây là mơ ước, là nguyện vọng, quyết tâm và cũng là trách nhiệm mình phải làm. Phải làm.”

( Trích Nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi – Nguyễn Văn Thạc.)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2: Nêu nội dung của đoạn trích.

Câu 3: Đặt nhan đề cho đoạn trích.

Câu 4: Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 5: Anh/chị cảm phục phẩm chất nào ở anh Nguyễn Văn Thạc, người liệt sĩ đã hy sinh tại chiến trường Quảng Trị khi chưa đầy 20 tuổi, trong đoạn trích trên ?


Đáp án đề đọc hiểu Mãi mãi tuổi hai mươi - Đề số 5

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích là: phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: biểu cảm.

Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích là: Sự trăn trở để hướng đến cuộc sống .Qua đó ngợi ca lẽ sống cao đẹp của anh Nguyễn Văn Thạc.

Câu 3: Có thể đặt nhan đề cho đoạn trích như sau:

- Lẽ sống cao đẹp

- Tâm hồn cao đẹp

- Sự cống hiến và hy sinh.

Câu 4: Biện pháp tu từ sử dụng trong văn bản trên là :

- Điệp ngữ : biết yêu, biết ghét, biết sống cao thượng, phải làm…

- Tác dụng : Khẳng định lẽ sống cao đẹp.

Câu 5: Phẩm chất ở anh Nguyễn Văn Thạc, người liệt sĩ đã hy sinh tại chiến trường Quảng Trị khi chưa đầy 20 tuổi có rất nhiều những phẩm chất để cảm phục đó là: Tâm hồn chính trực và cao cả; biết yêu và biết ghét ; biết cống hiến, hy sinh ; biết sống cao thượng ; dũng cảm.


Đọc hiểu nhật ký mãi mãi tuổi hai mươi - Đề số 6

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“Nhìn những ngọn núi xanh xa xa, cây cối sùi lên như mây trên đỉnh núi, mình hiểu rằng, đấy chính là chân Trường Sơn - Khi nào mình được đứng hẳn trên Trường Sơn nhỉ, đứng ở đó, nhìn ra bốn phía mênh mông, thấy những dải rừng cháy tan hoang vì bom napan và chất độc hóa học Mỹ - và được gặp những người chiến sĩ lăn lộn ngày đêm trên tuyến lửa. Mình đã ao ước từ lâu, được ngắt một chùm lá săng lẻ, được đi dưới rừng khợp và mắc võng trên những cây rừng đã mòn vết người đi trước. Mình hiểu rằng, những cái đó đều phải trả giá bằng mồ hôi và cả máu nữa - Phải trả một giá khá đắt. Nhưng có hề gì, không dám hy sinh làm gì có hạnh phúc, niềm vui?”

(Mãi mãi tuổi hai mươi, Nguyễn Văn Thạc, NXB Thanh niên, 2005, tr 247-248)

Câu 1.

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2.

 Trong văn bản, người chiến sĩ đã ước mơ những gì?

Câu 3.

Anh/chị suy nghĩ như thế nào về câu nói: “Không dám hi sinh làm gì có hạnh phúc, niềm vui?”

Câu 4.

Văn bản trên mang đến cho anh/chị những cảm nhận như thế nào về cuộc sống và tâm hồn những người lính trong chiến tranh


Đáp án đề đọc hiểu Mãi mãi tuổi hai mươi - Đề số 6

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm

Câu 2:

Trong văn bản, người chiến sĩ đã mơ ước: Được đứng trên đỉnh Trường Sơn nhìn ra bốn phía mênh mông hiện thực chiến tranh; được gặp những người chiến sĩ ngày đêm lăn lộn trên tuyến lửa; được ngắt một chùm lá săng lẻ, được đi dưới rừng khợp và mắc võng trên những cây rừng đã mòn vết người đi trước

Câu 3:

Câu nói: “Không dám hy sinh làm gì có hạnh phúc, niềm vui” đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của những hi sinh, mất mát mà con người đã phải trải qua để tạo dựng một tương lai tốt đẹp. Suy nghĩ ấy đã giúp con người sống tích cực hơn, vượt qua những sợ hãi để dũng cảm đối diện với hiện thực, để cuộc sống của bản thân thực sự có ý nghĩa.

Câu 4:

- Học sinh trình bày cảm nhận chân thành của bản thân sau khi đọc xong văn bản.

- Thấy được cuộc sống vất vả, nhiều nguy hiểm, gian khổ, hi sinh của những người lính trong chiến tranh, đồng thời cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn những người lính: lãng mạn, yêu đời, yêu Tổ quốc và có lí tưởng lớn lao, sẵn sàng hi sinh vì đất nước.

 

Các bạn đã tìm hiểu xong bộ đọc hiểu Mãi mãi tuổi hai mươi mà Top lời giải đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà và đừng quên truy cập vào trang để cập nhật các đề đọc hiểu ngữ văn 12 mới nhất mà Top lời giải đã biên tập nhé!

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021