logo

Đọc hiểu Nghĩ về tuổi thơ làm sao quên (2 đề)

icon_facebook

Hướng dẫn trả lời 2 đề Đọc hiểu Nghĩ về tuổi thơ làm sao quên trắc nghiệm, tự luận chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi 

MẸ

– Trần Khắc Tám –

Nghĩ về tuổi thơ làm sao quên
Những buổi chiều ngóng đợi
Bóng mẹ đi như chạy giữa cánh đồng
Năm ấy con mười hai tuổi

Mười hai tuổi khôn ngoan bằng đứa trẻ thời nay lên sáu
Con thơ ngây giờ nghĩ lại thấm buồn
Mẹ xuôi ngược chợ trên rồi chợ dưới
Buôn bán quanh năm một gánh trầu
Mẹ bán trầu mà ăn trầu héo
Quả cau con bổ sáu để dành
Con như mầm non vô tư lớn
Mẹ như cây năm tháng cứ già đi
Rồi hôm ấy nhẹ nhàng như chiếc lá
Mẹ ra đi khi đông đã cuối mùa

Con không hiểu thời mẹ là con gái
Mẹ ơi, có sung sướng gì không
Giờ hễ gặp trầu cau là ngỡ thấy
Mẹ vẫn cười hồn hậu trước mắt con…

(Tuyển tập thơ Việt Nam 1975 – 2000, tập III, NXB Hội Nhà văn, 2001, tr. 296 – 297)


Đọc hiểu Nghĩ về tuổi thơ làm sao quên (Tự luận) – Đề 1

Câu 1. Chủ thể trữ tình trong bài thơ là ai?

Câu 2. Liệt kê các câu thơ có biện pháp tu từ so sánh.

Câu 3. Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong đoạn thơ sau:

“Mẹ xuôi ngược chợ trên rồi chợ dưới

Buôn bán quanh năm một gánh trầu

Mẹ bán trầu mà ăn trầu héo

Quả cau con bổ sáu để dành”

Câu 4. Nhận xét về thái độ, tình cảm của nhân vật người con được bộc lộ trong bài thơ.

Câu 5. Qua văn bản, hãy nêu một bài học có ý nghĩa sâu sắc nhất đối với anh/ chị và giải thích lí do.

Đọc hiểu Nghĩ về tuổi thơ làm sao quên

Đáp án

Câu 1:

Chủ thể trữ tình trong bài thơ là nhân vật con hay là chính tác giả

Câu 2:

Các câu thơ có biện pháp tu từ so sánh là:

– Bóng mẹ đi như chạy giữa cánh đồng

– Mười hai tuổi khôn ngoan bằng đứa trẻ thời nay lên sáu

– Con như mầm non vô tư lớn

– Mẹ như cây năm tháng cứ già đi

– Rồi hôm ấy nhẹ nhàng như chiếc lá

Câu 3:

-Hình ảnh người mẹ hiện lên trong đoạn thơ trên là người mẹ vất vả xuôi người, tảo tần một nắng hai sương buôn bán “khắp chợ trên rồi chợ dưới” tưởng chừng không có phút nghỉ ngơi.

- Người mẹ giàu lòng hy sinh, chắt chiu từng đồng dành dụm cho con, không dám ăn ngon mà chỉ dám ăn “trầu héo” 

Câu 4:

Thái độ, tình cảm của nhân vật người con được bộc lộ trong bài thơ là:

- Nỗi nhớ mẹ của nhân vật trữ tình, người con thấu hiểu những vất vả của mẹ, mẹ vì mình mà hy sinh cả tuổi xuân, cả đời cơ cực, trong trái tim con lúc nào cũng khắc ghi hình bóng mẹ 

- Tình cảm của người con được bộc lộ một cách chân thành, sâu sắc từ một trái tim rất yêu thương mẹ của mình.

Câu 5:

Qua đoạn thơ trên em nhận được một bài học sâu sắc cho chính bản thân mình, đó là khi còn mẹ hãy quan tâm đến mẹ nhiều hơn, chăm sóc cho mẹ, mẹ là người đã không quản công mang thai chín tháng mười ngày sinh ra con, rồi nuôi con khôn lớn đến nhường này, vì vậy hãy học cách cảm thông cho mẹ, chia sẻ và yêu thương mẹ nhiều hơn.


Đọc hiểu Nghĩ về tuổi thơ làm sao quên (Trắc nghiệm) – Đề 2

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Tự sự 

D. Thuyết minh

Câu 2: Nhân vật trữ tình trong đoạn trích mãi không quên những kỷ niệm gì về mẹ?

A. Những ngày ngóng đợi mẹ, bóng mẹ đi như chạy giữa cánh đồng 

B. Những ngày đợi mẹ đi làm về

C. Những buổi nô đùa cùng mẹ trên đồng

D. Những ngày làm việc cùng mẹ trên đồng

Câu 3: Những kỷ niệm mà nhân vật trữ tình trong đoạn trích thấy nghĩ lại thấm buồn là gì?

A. Mẹ xuôi ngược chợ trên rồi chợ dưới/

B. Buôn bán quanh năm một gánh trầu/ Mẹ bán trầu mà ăn trầu héo

C. Mẹ như cây năm tháng cứ già đi/ Rồi hôm ấy nhẹ nhàng như chiếc lá/ Mẹ ra đi khi đông đã cuối mùa

D. Tất cả những ý trên

Câu 4: Qua đoạn thơ trên, nhân vật trữ tình thể hiện cảm xúc gì đối với mẹ của mình?

Đáp án 

Câu 1: B

Giải thích: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là biểu cảm vì nhân vật trữ tình đang nói lên những tâm tư tình cảm của mình

Câu 2: A

Giải thích: Dựa vào đoạn thơ đầu tiên ta có thể xác định những kỷ niệm của nhân vật trữ tình với mẹ là những ngày ngóng đợi mẹ, bóng mẹ đi như chạy giữa cánh đồng 

Câu 3: D

Giải thích: Dựa vào đoạn trích trên ta có thể thấy nhưng kỷ niệm mỗi khi nhắc đến lại thấy buồn của tác giả

Câu 4: 

Từ đoạn trích trên ta có thể thấy nhân vật trữ tình thể hiện cảm xúc yêu thương với người mẹ của mình, nhân vật trữ tình nhớ lại những khoảnh khắc đẹp cùng với mẹ, đó là những ngày chờ mẹ đi chợ về, những buổi chiều mẹ đi trên con đường về nhà. Cảm xúc của nhân vật là sự yêu thương đối với mẹ của mình, là sự cảm thông, buồn buồn khi thấy mẹ vì con mà chắt chiu từng đồng, mẹ bán trầu mà ăn trầu héo, quả cau con bổ sáu để dành…Mẹ cứ ngày một già đi mà con lại ngây thơ không nhận ra điều ấy, thế rồi mẹ xa con, để lại cho con bao cảm xúc nhớ thương, cứ hễ thấy trầu cau là ngỡ thấy, mẹ vẫn cười hồn hậu trước mắt con…

icon-date
Xuất bản : 04/05/2024 - Cập nhật : 04/05/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads