logo

Đọc hiểu Mời trầu

icon_facebook

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Mời trầu hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Mời trầu giúp các em ôn tập đạt kết quả cao. 


Đọc hiểu Mời trầu - Đề số 1

Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Mời trầu

“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá bạc như vôi.”

 (Thơ Hồ Xuân Hương, NXB Văn học,H, 1987)

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra thành ngữ được sử dụng trong bài thơ?

Câu 3. Nêu hiệu quả biểu đạt của việc tác giả tự xưng tên mình trong câu thơ: “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”.

Câu 4. Nêu suy nghĩ của anh/chị về khát vọng của người phụ nữ được thể hiện trong bài thơ?

Lời giải:

Câu 1. Thất ngôn tứ tuyệt

Câu 2. Xanh như lá, bạc như vôi

Câu 3. Thể hiện một cá tính mạnh mẽ, dõng dạt → Là sự thách thức sâu cay vào chế độ xã hội phong kiến tồi tàn, mục nát. Là sự khẳng định về quyền bình đẳng

Câu 4.

Dưới sự hà khắc của chế độ xã hội phong kiến, người phụ nữ bị kìm kẹp, hạn chế về mọi mặt, họ phải chịu đủ mọi sự bất công, oan trái và gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nam giới. Và Hồ Xuân Hương chính là một trong số ít những người phụ nữ giám đứng lên để bày tỏ tiếng lòng của mình, để đòi lại sự tự do đẳng quyền cho phụ nữ. Khát khao đó của bà là nỗi khác khao mãnh liệt về tình yêu, về sự sắt son chung thủy và hạnh phúc. Nhưng chính xã hội phong kiến với những luật lệ hà khắc khiến cho những ước mơ hạnh phúc tưởng chừng như có thể kia lại trở nên xa vời với người phụ nữ, họ mong muốn được sống bên người mình yêu, ước mong có được một tình yêu trọn vẹn, thủy chung...nhưng tất cả đều chỉ là vô vọng.

Bộ đề Đọc hiểu Mời trầu hay nhất

Đọc hiểu Mời trầu - Đề số 2

Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Mời trầu

“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá bạc như vôi.”

                                                (Hồ Xuân Hương)

Câu 1. Bài thơ được làm theo thể thơ nào? 

Câu 2. Chỉ ra 1 từ láy, 1 từ ghép trong bài thơ trên

Câu 3. Trong bài thơ, tác giả sử dụng thành ngữ nào? 

Câu 4. Hình ảnh " quả cau và miếng trầu " trong câu thơ thứ nhất gợi cho em suy nghĩ gì? 

Câu 5. Cách nói này của Xuân Hương trong câu thơ thứ hai giúp em hiểu gì về tính cách của người mời trầu? 

Câu 6. Nhận xét về lời nhắn nhủ của tác giả trong câu thơ cuối. 

Lời giải:

Câu 1. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Câu 2.

- Từ láy: Nho nhỏ

- Từ ghép: Quả cau

Câu 3.

Trong bài thơ, tác giả sử dụng thành ngữ: "xanh như lá bạc như vôi"

Câu 4.

Hình ảnh: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi” Là hình ảnh ẩn dụ để chỉ ra than phận nhỏ bé, số phận hẩm hiu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Câu 5. Cách nói này của Xuân Hương trong câu thơ thứ hai giúp em hiểu gì về tính cách của người mời trầu :

- Hồ Xuân Hương có ý thức khẳng định giá trị bản thân

- Nhà thơ có cá tính mạnh mẽ

- Thể hiện sự khát vọng về quyền bình đẳng trong xã hội cũ

Câu 6. Câu thơ: ''Đừng xanh như lá bạc như vôi '' nhà thơ muốn nhắn nhủ:

 - Hồ Xuân Hương bày tỏ thái độ không đồng tình trước sự bội bạc, bạc bẽo.

 - Nhà thơ khuyên mọi người sống phải coi trọng tình nghĩa, thủy chung


Đọc hiểu Mời trầu - Đề số 3

Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Mời trầu

“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá bạc như vôi.”

                                                (Hồ Xuân Hương)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ

Câu 2. Bài thơ được làm theo thể thơ nào?

Câu 3. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

Câu 4. Anh chị hiểu thế nào về nội dung hai câu thơ:

"Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá bạc như vôi."

Câu 5. Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu thơ và nêu tác dụng:

"Đừng xanh như lá bạc như vôi."

Lời giải:

Câu 1. phương thức biểu đạt chính của bài thơ là biểu cảm 

Câu 2. Bài thơ được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt 

Câu 3. nhân vật trữ tình chính là tác giả Hồ Xuân Hương 

Câu 4.

- "Có duyên nhau thì thắm lại": Nỗi lòng khát khao yêu thương, mong muốn có người bạn tình “phải duyên”, như miếng trầu kia có người ăn mà “thắm lại”. Đây rõ ràng là tâm sự của một cô gái vừa đến tuổi yêu, một cô gái thanh tân tươi tốt có trái tim nóng bỏng yêu thương và đang khao khát được đáp lại.

- "Đừng như xanh lá, bạc như vôi" : Từ đó nàng bộc lộ mong ước tình duyên sẽ trọn vẹn, nàng sẽ gặp được người tâm đầu ý hợp, để nàng không phải lẽ loi, đơn côi, như miếng trầu không có người ăn mà: “xanh như lá, bạc như vôi”

Câu 5.

"Đừng xanh như lá bạc như vôi": Ý nói nếu giữa cô gái và chàng trai có tình cảm với nhau thì hãy như sự xúc tác giữa miếng trầu và vôi, khi nhai sẽ tạo ra màu đỏ. Đừng như vẻ bề ngoài: trầu lá xanh, vôi bạc trắng. Như thế ẩn dụ ấy cho thấy niềm mong muốn của Hồ Xuân Hương trong tình yêu: con người đừng như những thực thể xa cách mà hãy yêu nhau hết lòng, dành tình cảm cho nhau.

icon-date
Xuất bản : 15/01/2022 - Cập nhật : 20/01/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads