Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Chuyện vui về các dấu câu hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Chuyện vui về các dấu câu giúp các em ôn tập đạt kết quả cao.
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
CHUYỆN VUI VỀ CÁC DẤU CÂU
Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản. Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không gì có thể làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sau đó là sự thờ ơ đối với mọi chuyện. Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình mà anh ta không biết, anh ta đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thiếu quan tâm với mọi điều. Một vài tháng sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh ta không liệt kê được, không còn giải thích được hành vi của mình nữa. Anh ta đổ lỗi cho tất cả, trừ chính mình. Cứ mất dần các dấu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích dẫn lời của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quên mất cách tư duy. Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết Thiếu những dấu chấm câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn mất ý nghĩa, nhưng mất những dấu chấm câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng mất ý nghĩa như vậy. Mong bạn hãy giữ gìn những dấu chấm câu của mình, bạn nhé!
(Báo Hoa học trò - 2005)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.
Câu 2: Mỗi lần đánh mất một dấu câu, “anh ta” đã đánh mất những điều gì?
Câu 3: “Thiếu những dấu chấm câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn mất ý nghĩa, nhưng mất những dấu chấm câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng mất ý nghĩa như vậy” Anh chị có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
Lời giải
Câu 1:
Phương thức biểu đạt của văn bản là tự sự kết hợp với nghị luận
Câu 2:
- Mỗi lần đánh mất một dấu câu, “anh ta” đã đánh mất”:
+ Đánh mất dấu phẩy: Mất khả năng nói phức tạp
+ Đánh mất dấu chấm than: Mất ngữ điệu
+ Đánh mất dấu chấm hỏi: Mất sự học hỏi
+ Đánh mấu dấu hai chấm: Mất khả năng liệt kê
+ Chỉ còn lại dấu ngoặc kép: Mất sự tư duy
Câu 3:
Tôi đồng ý với ý kiến trên vì nếu sống một cuộc đời không có cảm xúc, không có sự học hỏi, không có những khả năng trên thì cũng chẳng đáng để sống tiếp. Cuộc đời lúc này còn không bằng một bài văn nhạt nhẽo hay một bài văn dở tệ. Nó trở nên vô nghĩa.
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
CHUYỆN VUI VỀ CÁC DẤU CÂU
Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản. Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không gì có thể làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sau đó là sự thờ ơ đối với mọi chuyện. Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình mà anh ta không biết, anh ta đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thiếu quan tâm với mọi điều. Một vài tháng sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh ta không liệt kê được, không còn giải thích được hành vi của mình nữa. Anh ta đổ lỗi cho tất cả, trừ chính mình. Cứ mất dần các dấu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích dẫn lời của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quên mất cách tư duy. Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết Thiếu những dấu chấm câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn mất ý nghĩa, nhưng mất những dấu chấm câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng mất ý nghĩa như vậy. Mong bạn hãy giữ gìn những dấu chấm câu của mình, bạn nhé!
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.
Câu 2: Mỗi lần đánh mất một dấu câu, “anh ta” đã đánh mất những điều gì?
Câu 3: Hình ảnh những dấu câu được dùng trong văn bản thông qua phép tu từ gì? Vì sao?
Câu 4: Thông điệp em rút ra từ đoạn văn trên là gì?
Lời giải:
Câu 1. Phương thức biểu đạt mà văn bản đã sử dụng là: Tự sự kết hợp với yếu tố nghị luận.
Câu 2.
- Thứ nhất anh ta đã đánh mất dấu phẩy: Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản và suy nghĩ đơn giản.
- Thứ hai anh ta đã đánh mất dấu chấm than: anh ta đã đánh mất những biểu cảm,ngữ điệu và trở nên vô cảm đối với mọi người.
- Thứ ba anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa.
- Thứ tư anh ta đã đánh mất đi dấu chấm than: Từ đó anh ta không liệt kê được, không còn giải thích được hành vi của mình nữa. Anh ta đổ lỗi cho tất cả, trừ bản thân.
- Thứ năm anh ta đã đánh mất dấu ngoặc kép: Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích dẫn lời của người khác..
=> Anh đã đánh mất đi những ý nghĩa về cuộc sống .
Câu 3. Hình ảnh những dấu câu được dùng trong văn bản thông qua phép tu từ đó là phép ẩn dụ. Vì mỗi dấu câu như một giá trị,một ý nghĩa của cuộc sống, đánh mất những giá trị đó là đánh mất rất cả.
Câu 4. Thông điệp mà em rút ra được là: Trong cuộc sống chúng ta phải biết nhìn nhận thấu đáo, trân trọng những giá trị của cuộc sống dù chỉ là những điều nhỏ nhất.