logo

Đọc hiểu Mảnh đất hoa niên

Trích đoạn "Mảnh đất hoa niên" của tác giả Nguyễn Phan Hách đã cho chúng ta thấy được những giá trị truyền thông và nét đẹp quê hương Bắc Giang. Hãy cùng Toploigiai trả lời các câu hỏi Đọc hiểu Mảnh đất hoa niên trong các đề thi Ngữ văn nhé!

Đọc đoạn trích sau:

Cậu bé Bắc Ninh qua sông Cầu lần đầu tiên sang đất Bắc Giang. Rồi ở lại suốt 13 năm để mảnh đất ấy nuôi dạy trưởng thành.

[…]

Cái gì người ấy tôi cũng thấy đẹp. Cả chiếc xe ca, cả con đường 13 bụi đỏ, đưa tôi về đất trung du sông Lục núi Huyền. Quê tôi vốn ở vùng đồng nước, ao bèo, chân tre ngõ gạch quanh co. Đến đây thấy trung du lồng lộn, đồi có xanh biếc nghiêng cả chân trời, cảm giác thấy mình như con chim cất cánh bay vút giữa không gian. Rồi tôi có chút tình đầu mơ hồ với một cô gái đẹp ở đây, nhận nơi này là quê…

Bắc Giang in dấu trong tôi ảnh hình một dẫy Nham Biển trập trùng soi bóng trên cánh đồng nước ngập mênh mang. In dấu ảnh hình những con đường đồi đỏ au dưới tần rừng xanh Yên Thế thêm u, cùng lịch sử như là huyền thoại của người thủ lĩnh áo vải. Những con đường của xứ Lục Ngạn - An Châu -  Biển Động hoang sơ lối ngõ sim mua. Ở đây ngày ấy người ta đã bắn rơi Thần Sâm Con Ma bằng súng trưởng và cho phi công Mỹ ngồi xe trâu làm thành biểu tượng một thời chống Mỹ 

Làm sao tôi quên được cái không khí những buổi chiều nắng động vừa tắt, sương tím mờ dày đặc, tiếng các lò ép mật cót két, mùi mật đun thơm ngào ngạt, ánh lửa bập bùng đầu ngõ xua đi cái lạnh giá núi rừng. 

Làm sao quên nước dòng Thương dòng Lục lúc nào cũng xanh trong, những cô gái đội nón ra tắm ban trưa, đôi vai trần lóa lên dưới nắng. 

Làm sao quên những buổi áp phiên chợ huyện, trên bến dưới thuyền người như trẩy hội, áo nâu áo tràm, sản vật cao hồ mật ong và những đôi trai gái Tây Nùng hát soong hao suốt đêm tình tự…

Yêu lắm, nhưng rồi cũng có một ngày tôi phải rời đất Bắc Giang. Mười ba năm hoa niên của đời tôi đã ở đây. Mọi thứ hình thành trong tôi là từ mảnh đất này.


Đọc hiểu Mảnh đất hoa niên

Câu 1. Chỉ ra từ láy, từ ghép trong các từ sau: lồng lộng, cất cảnh, đường đồi, bập bùng.

Câu 2. Xác định kiểu câu xét theo mục đích nói của câu văn sau: Cái gì ngày ấy tôi cũng thấy đẹp.

Câu 3. Những câu văn nào trong đoạn trích gợi nhắc phẩm chất anh hùng của người dân Bắc Giang? 

Câu 4. Việc lập lại cụm từ "Làm sao quên" trong đoạn trích có tác dụng gì?

Câu 5. Qua đoạn trích, nhân vật "tôi" đã thể hiện tình cảm, thái độ như thế nào đối với mảnh đất Bắc Giang”.

Câu 6. Theo em, thế hệ trẻ Bắc Giang ngày nay cần làm gì để thể hiện trách nhiệm của mình đối với quê hương? (Nêu ít nhất 02 việc làm phù hợp)


Trả lời câu hỏi

Câu 1. 

- Từ láy: lồng lộng, bập bùng.

- Từ ghép: cất cánh, đường đồi.

Câu 2. 

Xét theo mục đích nói, câu văn: “Cái gì ngày ấy tôi cùng thấy đẹp” là câu cảm thán.

Câu 3. 

Những câu văn trong đoạn trích gợi nhắc phẩm chất anh hùng của người dân Bắc Giang là:

+ In dấu ảnh hình những con đường đồi đỏ au dưới tán rừng xanh Yên Thế huyền i thâm u, cùng lịch sử như là huyền thoại của người thủ lĩnh áo vải.

+ Ở đây ngày ấy người ta đã bắn rơi Thần Sâm Con Ma bằng súng trưởng và cho phi công Mỹ ngồi xe trâu làm thành biểu tượng một thời chống Mỹ.

Câu 4. 

Việc lập lại cụm từ "Làm sao quên" trong đoạn trích có tác dụng nhấn mạnh nỗi nhớ và sự lưu luyến của tác giả đối với mảnh đất Bắc Giang đã gắn bó 13 năm.

Câu 5. 

Qua đoạn trích, nhân vật "tôi" với mảnh đất Bắc Giang” đã thể hiện rất nhiều tình cảm:

- Tình yêu thương và gắn bó cùng sự hiểu biết về mảnh đất này.

- Không chỉ thể hiện niềm tự hào mà “tôi” còn thể hiện sư nhớ nhung, lưu luyến khi phải rời xa mảnh đất thân yêu.

Câu 6. 

Theo em, thế hệ trẻ Bắc Giang ngày nay để thể hiện trách nhiệm của mình đối với quê hương cần:

+ Học tập thật tốt, cố gắng xây dựng, giữ gìn và phát triển quê hương.

+ Giới thiệu, tuyên truyền hình ảnh đẹp của quê hương đến mọi nơi.

---------------------------------- 

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Mảnh đất hoa niên. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.

icon-date
Xuất bản : 06/06/2023 - Cập nhật : 29/09/2023