logo

Đọc hiểu Lược ghi ý kiến của ông Giản Tư Trung

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Lược ghi ý kiến của ông Giản Tư Trung hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 


I. Phần Đọc hiểu Lược ghi ý kiến của ông Giản Tư Trung

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới. 

Thực tế cuộc sống quanh ta cũng cho thấy, có khá nhiều người không có bằng đại học, không xuất chúng, cũng chẳng nổi tiếng như Bill Gates, nhưng sự thành công của họ lại có phần vượt trội không ít người có bằng đại học. 

Ngày nay, khi bạn có thực tài, nếu không làm cho cơ quan Nhà nước thì làm ở khu vực tư nhân; nếu không tư nhân thì là nước ngoài. Hay tự mình... dùng mình! Thậm chí, nếu ở trong nước không có đất dụng võ thì ra thế giới... Với công việc, năm châu bốn biển đều có thể là nhà của mình. Hiện xã hội cũng đang "khát" nhân lực, hàng trăm ngàn công ty đang cần hàng triệu người có thực tâm, thực lực để giúp họ. Chẳng hạn, họ cần một chuyên gia giỏi về điện (bất kể có bằng hay không), chứ họ không cần một kỹ sư điện, nhưng lại hiểu biết quá ít về điện. Còn giả sử bạn nộp đơn vào một số nơi nào đó mà họ không quan tâm đến giá trị thực thì chắc hẳn nơi đó không thuộc về bạn…. 

Cuộc đời không quá dài để mình có thể phung phí thời gian, nhưng cũng đủ dài để làm được những gì mà mình muốn. Và cuộc đời cũng giống như cuộc đua marathon, dù có bị thua kém bạn bè ở những km đầu tiên nhưng mình vẫn có thể là người về đích trước tiên. Hãy tin rằng: "18 tuổi, bạn còn hơn 60 năm cuộc đời, vẫn còn kịp, nhưng phải nhanh lên kẻo không kịp. Và rằng, trong cuộc đời, chỉ có "sự học" và "thực học" của mình mới tạo nên giá trị và quyết định thân phận của chính mình, và điều đó còn lớn lao hơn "đại học" rất nhiều". 

(Lược ghi ý kiến của ông Giản Tư Trung - Hiệu trưởng trường Doanh nhân PACE)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. 

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ "Cuộc đời cũng giống như cuộc đua marathon, dù có bị thua kém bạn bè ở những km đầu tiên nhưng minh vẫn có thể là người vô địch trước tiên" 

Câu 3. Theo anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Chẳng hạn, họ cần một chuyên gia giỏi về điện (bất kẻ có bằng hay không), chứ họ không cần một kỹ sư điện, nhưng lại hiểu biết quá ít về điện”.

Câu 4. Lời khuyên 18 tuổi, bạn còn hơn 60 năm cuộc đời, vẫn còn kịp, nhưng phải nhanh lên kẻo không kịp" gợi anh/chị suy nghĩ gì?

Tính nỗ lực và kiên trì

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là: Nghị luận.

Câu 2. 

Biện pháp tu từ được sử dung trong câu "Cuộc đời cũng giống như cuộc đua marathon, dù có bị thua kém bạn bè ở những km đầu tiên nhưng minh vẫn có thể là người vô địch trước tiên" là so sánh.

→ Tác dụng: Nhấn mạnh vào đức tính kiên trì và biết cố gắng của con người, đồng thời biện pháp tu từ giúp cho câu văn thêm sinh động và giàu tính biểu cảm hơn.

Câu 3. 

Em hiểu câu nói: “Chẳng hạn, họ cần một chuyên gia giỏi về điện (bất kẻ có bằng hay không), chứ họ không cần một kỹ sư điện, nhưng lại hiểu biết quá ít về điện” như sau:

+ Tài năng của một người không thể đánh giá được qua bằng cấp.

+ Khẳng định giá trị đích thực của tài năng chứ không chỉ là thứ trên giấy, tờ.

Câu 4. 

Lời khuyên 18 tuổi, bạn còn hơn 60 năm cuộc đời, vẫn còn kịp, nhưng phải nhanh lên kẻo không kịp" gợi cho em suy nghĩ: 

+ Cuộc đời còn dài nhưng thời gian, sức khỏe, tinh thần tuổi trẻ hay cơ hội thì không chờ đợi một ai. Do đó, nhân lúc mọi thứ đã sẵn sàng, hãy nhanh hoàn thành nhưng gì mình muốn và thích làm để tránh sau này phải hối hận.


II. Phần Làm văn Lược ghi ý kiến của ông Giản Tư Trung

Đề bài: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ về giá trị của "thực học" đối với tuổi trẻ trong cuộc sống.

Bài làm: 

      Xã hội ngày càng hiện đại và phát triển thì yêu cầu về con người cùng tài năng và bằng cấp của họ cũng cao hơn.việc học không phải duy nhất nhưng nó chính là con đường nhanh nhất để ta dẫn đến thành công nhanh nhất. Tuy nhiên, học cũng phải biết cách và học cũng phải đúng. Phải đi lên bằng “thực học” chứ không phải “học giả”. Thực học là học thật, tri thức và hiểu biết có thật, biết áp dụng vào thực tế. Người “thực học” là người am hiểu kiến thức không chỉ trong sách vở mà còn phải hiểu biết trong thực tế, biết biến lý thuyết thành thực hành cuộc sống. Người “thực học” sẽ gặp nhiều thành công trong cuộc sống và được mọi người kính nể. Khác với những người “học giả” là có học mà không tiếp thu được nhiều kiến thức và áp dụng nó vào thực tế. Có những hành vi gian dối để có bằng cấp và điểm số đẹp. Những người này ngoài bằng cấp thì không có tí kiến thức hay biết làm gì ngoài thực tế. Tuy nhiên, muốn là người “thực học” thì không phải điều dễ dàng. Chúng ta phải có tính kiên nhẫn, chăm chỉ để học thật, hiểu thật. Vì vậy mỗi người hãy rèn luyện cho mình cách học đúng và tốt nhé!

---------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Lược ghi ý kiến của ông Giản Tư Trung. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 02/02/2023 - Cập nhật : 29/06/2023