logo

Trả lời 5 câu hỏi Đọc hiểu Kiều gặp mộ Đạm Tiên - Trích Truyện Kiều

icon_facebook

Hướng dẫn trả lời đề Đọc hiểu Kiều gặp mộ Đạm Tiên - Trích Truyện Kiều chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao


Đọc hiểu Kiều gặp mộ Đạm Tiên - Trích Truyện Kiều (Đề 1)

Đọc đoạn trích sau:

Sè sè nấm đất bên đường,
Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
Rằng: “Sao trong tiết thanh minh,
Mà đây hương khói vắng tanh thế mà?”
Vương Quan mới dẫn gần xa:
“Đạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi (1).
Nổi danh tài sắc một thì,
Xôn xao ngoài cửa hiếm gì yến anh(2).
Kiếp hồng nhan có mong manh,
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương(3).”
[...]
Lòng đâu sẵn mối thương tâm,
Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu(4) sa.
“Đau đớn thay phận đàn bà!
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Phũ phàng chi bấy hoá công,
Ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha.
Sống làm vợ khắp người ta,
Khéo thay thác xuống làm ma không chồng.
Nào người phượng chạ loan chung(5),
Nào người tích lục tham hồng(6) là ai?
Đã không kẻ đoái người hoài,
Sẵn đây ta kiếm một vài nén hương.
Gọi là gặp gỡ giữa đường,
Họa là người dưới suối vàng biết cho.”
Lầm rầm khấn khứa nhỏ to,
Sụp ngồi đặt cỏ(7) trước mồ bước ra.
Một vùng cỏ áy bóng tà,
 Gió hiu hiu thổi một và(8) bông lau.
Rút trâm sẵn giắt mái đầu,
   Vạch da cây vịnh bốn câu ba vần.
Lại càng mê mẩn tâm thần,
   Lại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra.
    Lại càng ủ dột nét hoa,
Sầu tuôn đứt nối, châu sa vắn dài.

(“Kiều gặp mộ Đạm Tiên” Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Nguyễn Thạch  Giang khảo đính và chú giải, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2011, tr. 16-21)

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định những nhân vật được Nguyễn Du khắc họa trong đoạn trích.

Câu 2. (0,5 điểm) Hãy tìm hai lời dẫn trực tiếp có trong đoạn trích?

Câu 3. (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai câu thơ:

“Phũ phàng chi bấy hoá công,
Ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha”?

Câu 4. (1,0 điểm) Nhận xét tình cảm, thái độ của Nguyễn Du được thể hiện qua đoạn trích. 

Câu 5. (1,0 điểm) Theo em, quan niệm “Đau đớn thay phận đàn bà / Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” có còn đúng với xã hội hiện nay không? Vì sao?

Trả lời câu hỏi

Câu 1: 

- Nhân vật: Vương Quan, Thúy Kiều, Đạm Tiên.

Câu 2:

- Học sinh tìm được hai lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích. Sau đây là một số gợi ý: 

“Sao trong tiết thanh minh,
Mà đây hương khói vắng tanh thế mà?”

“Đạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi (1).
Nổi danh tài sắc một thì,
Xôn xao ngoài cửa hiếm gì yến anh(2).
Kiếp hồng nhan có mong manh,
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương(3).”

câu 3:

Sau đây là một số gợi ý về ý nghĩa của hai câu thơ:

+ Nhấn mạnh năm tháng tuổi trẻ bị tàn phai trước sự tàn nhẫn của thời gian và sự ngắn ngủi của cuộc đời.+ Thể hiện sự trách móc tạo hóa ban cho người phụ nữ vẻ đẹp và tài năng nhưng đồng thời lại để họ phải chịu số phận bất hạnh, đau khổ.

+ Thể hiện tâm trạng u sầu, xót xa tiếc nuối của Thuý Kiều khi đứng trước mộ Đạm Tiên.

+…

Câu 4:

+ Đồng cảm, xót thương với những người phụ nữ tài sắc nhưng bạc mệnh nói riêng và thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.

+ Lên án những bất công của xã hội phong kiến chà đạp lên thân phận của con người.

+ Thể hiện ước mơ về một xã hội mà ở đó phụ nữ được đối xử công bằng.
-…

Câu 5:

- Quan niệm

"Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung" 

không còn đúng với xã hội hiện nay, vì: 

+ hiện nay xã hội ngày càng phát triển việc trọng nam kinh nữ cũng vì thế mà dần dần được loại bỏ, quyền bình đẳng giữa nam và nữ ngày càng được đề cao. 

+ Người phụ nữ trong thời đại hiện nay đã được làm chủ bản thân, số phận của mình được tự do làm những điều bản thân thích, không phải chịu nhiều bất công, áp lực như trong thời kì xã hội phong kiến. 

+ Trong xã hội hiện nay, người phụ nữ đã khẳng định được vai trò, giá trị của mình không chỉ trong gia đình mà còn ngoài xã hội, được nam giới và xã hội ghi nhận.

icon-date
Xuất bản : 16/12/2024 - Cập nhật : 16/12/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads