logo

Đọc hiểu Không có trải nghiệm, tuổi trẻ không đáng một xu: Nếu bạn không phải là một cái cây, lý gì bạn phải ở yên một chỗ (2 đề)

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Không có trải nghiệm, tuổi trẻ không đáng một xu: Nếu bạn không phải là một cái cây, lý gì bạn phải ở yên một chỗ? (2 đề): Đoạn văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Theo tác giả, trải nghiệm là gì? Chỉ ra các biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong câu văn.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Nếu bạn không phải là một cái cây, lý gì bạn phải ở yên một chỗ? 

Nếu muốn trải nghiệm, việc bạn cần làm là phải không ngừng hành động, không ngừng đặt bản thân vào thế chủ động và thế sẵn sàng, đi những vùng đất mới, thử những cái mới, làm những điều mới, học những thứ mới, quen những người bạn mới. Phải thoát ra khỏi vùng an toàn của mình càng sớm càng tốt. Đừng nói bạn không thể vì chắc chắn bạn có thể, lý do là vì tôi biết bạn không phải một cái cây. Cái cây đứng một chỗ nhận tất cả những gì nó cần: ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng nhưng bản thân nó vẫn luôn khao khát được vươn ra xa hơn. Thế nên rễ nó mới dài tủa đi khắp nơi, thế nên tán nó mới vươn rộng và cành không ngừng vươn cao để nhìn được những vùng đất xa lạ. Bạn may mắn hơn cái cây, bạn có thể tự dịch chuyển mình đi khắp chốn, thế thì tại sao lại không? Thoát khỏi vùng an toàn của mình là bước đầu tiên trong quá trình trải nghiệm. Mọi hành trình đều bắt đầu từ một bước chân. Ngay ngày mai, hãy thử làm những việc bạn chưa từng làm, dù nhỏ bé và đơn giản nhất thôi: hãy cười với một người lạ cùng tòa nhà, hãy đi một con đường khác tới công ty, hãy gọi một món ăn nghe tên thật lạ, hãy nghĩ một cách giải quyết khác cho công việc quen thuộc hàng ngày… Những thứ nhỏ bé này có thể đem đến cho bạn nhiều nguồn cảm hứng để bắt đầu những trải nghiệm khác to lớn hơn, bắt đầu hành trình lắp ghép cuộc đời mình bằng những điều mới mẻ và thú vị.                 

(Không có trải nghiệm, tuổi trẻ không đáng một xu- Phi Tuyết) 

Đọc hiểu Không có trải nghiệm, tuổi trẻ không đáng một xu

Đọc hiểu Không có trải nghiệm, tuổi trẻ không đáng một xu - Đề số 1

Câu 1. Đoạn văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2. Theo tác giả, trải nghiệm là gì?

Câu 3. Chỉ ra các biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong câu văn sau: “Ngay ngày mai, hãy thử làm những việc bạn chưa từng làm, dù nhỏ bé và đơn giản nhất thôi: hãy cười với một người lạ cùng tòa nhà, hãy đi một con đường khác tới công ty, hãy gọi một món ăn nghe tên thật lạ, hãy nghĩ một cách giải quyết khác cho công việc quen thuộc hàng ngày…” 

Câu 4. Nêu một trải nghiệm của mình và rút ra ý nghĩa của sự trải nghiệm đó (Trình bày ngắn gọn khoảng 7 đến 10 dòng) 

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. Đoạn văn viết theo ngôn ngữ chính luận

Câu 2. Theo tác giả, trải nghiệm là thoát ra khỏi vùng an toàn của mình, không ngừng hành động, không ngừng đặt bản thân vào thế chủ động và thế sẵn sàng, đi những vùng đất mới, thử những cái mới, làm những điều mới, học những thứ mới, quen những người bạn mới.

Câu 3. 

+ Điệp từ “ hãy”/ Điệp cấu trúc: “hãy cười….” “hãy gọi….” “hãy đi….” “hãy nghĩ…”

+ Liệt kê

Tác dụng là nhấn mạnh việc cần đi nhiều nơi, phải trải nghiệm.

Câu 4.

Năm 16 tuổi, em đã có một trải nghiệm đáng nhớ là đi tình nguyện mùa hè. Em còn nhớ hè năm đó, trời nắng khá gắt, tuy nhiên vì muốn có thêm trải nghiệm, muốn thử sức em đã đăng ký tham gia tình nguyện tiếp sức mùa thi cho các em học sinh thi chuyển cấp từ cấp 2 sang cấp 3. Vốn là một người nhút nhát, ngại giao tiếp nhưng vì muốn thoát ra khỏi vùng an toàn của mình, em đã quyết định đăng ký tham gia cùng các bạn trong lớp. Sau khi tham gia chương trình tiếp sức mùa thi chuyển cấp, em thấy bản thân em đã có sự thay đổi rõ rệt, em không còn nhút nhát hay sợ những nơi đông người. Thay vào đó bản thân em đã trở nên năng động hơn, không ngại những chỗ đông người, đồng thời em đã tích lũy được cho bản thân những kỹ năng quý báu. Em tự nhủ, nhất định em sẽ tham gia nhiều hoạt động hơn để khiến bản thân trở nên tự tin, giúp chính em thoát ra đươc vòng tròn an toàn của mình để trở thành một người có ích. Bên cạnh đó việc tham giá các chương trình hay các hoạt động bổ ích sẽ giúp em trưởng thành hơn.


Đọc hiểu Không có trải nghiệm, tuổi trẻ không đáng một xu - Đề số 2

Câu 1.  Nêu ngắn gọn ý nghĩa của câu hỏi tu từ “Bạn may mắn hơn cái cây, bạn có thể tự dịch chuyển mình đi khắp chốn, thế thì tại sao lại không?”

Câu 2. Anh / chị hiểu thế nào về câu văn: “Thoát khỏi vùng an toàn của mình là bước đầu tiên trong quá trình trải nghiệm”

Câu 3. Thông điệp nào trong văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh /chị? Vì sao?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. Ý nghĩa của câu hỏi tu từ: Nhằm động viên, khích lệ mỗi người không ngừng trải nghiệm để có thể vươn xa hơn. 

Câu 2. Mỗi người đều có một vùng an toàn của mình, nhưng thay vì thu mình hãy dùng cảm thoát ra khỏi khu vực an toàn, trở thành người dám nghĩa, dám làm để có thêm nhiều trải nghiệm.

Câu 3. Thông điệp em thấy ý nghĩa nhất là hãy thử làm những điều mới mẻ, thoát ra khỏi vùng an toàn của bạn thân, dám làm những điều mới, thử sức với những điều lạ, chắc chắn bản thân sẽ có thêm nhiều trải nghiệm tuyệt vời và đáng nhớ.

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Không có trải nghiệm, tuổi trẻ không đáng một xu: Nếu bạn không phải là một cái cây, lý gì bạn phải ở yên một chỗ? Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 24/03/2023 - Cập nhật : 01/07/2023