logo

Đọc hiểu Hạt giống tâm hồn, Hai hạt lúa (3 đề)

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Hạt giống tâm hồn, Hai hạt lúa hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì – nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…

(Trích Hạt giống tâm hồn, Hai hạt lúa)


Đọc hiểu Hạt giống tâm hồn, Hai hạt lúa - Đề số 1

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?  

Câu 2. Câu văn “Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới” sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.

Câu 3. Nêu ý nghĩa của văn bản trên?

Câu 4. Nếu được lựa chọn, anh/ chị sẽ chọn cách sống như hạt lúa thứ nhất hay hạt lúa thứ hai? Vì sao? (trả lời bằng một đoạn văn khoảng từ 12 – 15 dòng).

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: Tự sự.

Câu 2. 

Câu văn “Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới” sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa.

→ Tác dụng: Giúp cho câu văn trở nên sinh động và giàu tính biểu cảm hơn.

Câu 3. 

Ý nghĩa của văn bản trên là: Thông qua cách lựa chọn lẽ sống của hai hạt lúa, tác giả muốn nói đến những cách sông của con người.

Câu 4. 

Nếu được lựa chọn, em sẽ chọn cách sống như hạt lúa thứ hai. Vì đó là một lẽ sống tốt đẹp ở đời mà ai cũng muốn. Một cách sống mới sẽ trở thành một cuộc đời mới nếu ta biết đặt vào trong đó mọi hy vọng và mơ ước rồi cố gắng thực hiện nó.


Đọc hiểu Hạt giống tâm hồn, Hai hạt lúa - Đề số 2

Đọc hiểu Hạt giống tâm hồn, Hai hạt lúa

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản?

Câu 2. Văn bản trên viết về sự việc gì? 

Câu 3. Dựa vào văn bản, hãy cho biết vì sao hạt lúa thứ hai “mong được ông chủ mang gieo xuống đất”?

Câu 4. Nêu ý nghĩa của văn bản. 

Câu 5. Câu chuyện phê phán thói xấu nào của con người? 

Câu 6. Thông điệp sâu sắc nhất mà anh/chị rút ra từ văn bản là gì?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là: Tự sự.

Câu 2. 

Văn bản trên viết về cách ta chọn lẽ sống và kết quả của nó.

Câu 3. 

Hạt lúa thứ hai “mong được ông chủ mang gieo xuống đất” là vì muốn có một cuộc đời mới.

Câu 4. 

Ý nghĩa của văn bản là: Thông qua hình ảnh hai hạt lúa, tác giả muốn gửi đến chúng ta những lẽ sống ở đời và cách ta chọn cách sống sẽ quyết định cuộc đời của ta.

Câu 5. 

Câu chuyện phê phán thói xấu hèn nhát, không dám bứt phá, đương đầu với thử thách mà chọn cách sống an toàn của con người. 

Câu 6. 

Thông điệp sâu sắc nhất mà em rút ra từ văn bản là: Nếu muốn có một cuộc đời thành công thử phải dám đương đầu với thử thách, dám bứt phá, thoát khỏi những vòng an toàn và phát triển bản thân.


Đọc hiểu Hạt giống tâm hồn, Hai hạt lúa - Đề số 3

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Hình ảnh hai hạt lúa có ý nghĩa tượng trưng cho những kiểu người nào trong cuộc sống? 

Câu 2. Xác định trạng ngữ, công dung của trạng ngữ trong đoạn trích trên?

Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh, điệp ngữ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó được sử dụng trong văn bản trên?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

- Hình ảnh hai hạt lúa thứ nhất tượng trưng cho những kiểu người hèn nhát, sợ khó khăn, thử thách, luôn muốn mình được an toàn trong cuộc sống.

- Hình ảnh hai hạt lúa thứ hai tượng trưng cho những kiểu người bản lĩnh, có ý chí muốn bay cao, bay xa, phát triển bản thân mình và thành công trong cuộc sống.

Câu 2. 

Trạng ngữ trong đoạn trích trên là:

+ Một hôm,…

+ Thời gian trôi qua,…

+ Trong khi đó,…

→ Tác dụng: 

Làm cho đoạn văn thêm phong phú hơn, không bị trùng lặp từ ngữ.

+ Cho thấy từng mốc thời gian trong cuộc sống của hai hạt lúa.

Câu 3. 

Biện pháp tu từ nhân hóa, điệp ngữ được sử dụng trong văn bản trên là:

- Nhân hóa: 

+ Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất…

+ Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

- Điệp ngữ:

+ Hạt lúa thứ hai.

+ Nó.

→ Tác dụng: Làm cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. 

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Hạt giống tâm hồn, Hai hạt lúa. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 17/12/2022 - Cập nhật : 01/07/2023