logo

Đọc hiểu Em không nghe mùa thu

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Em không nghe mùa thu hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Em không nghe mùa thu giúp các em ôn tập đạt kết quả cao. 


Đọc hiểu Em không nghe mùa thu - Đề số 1

Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:

Tiếng thu

(Tác giả: Lưu Trọng Lư)

Em không nghe mùa thu

Dưới trăng mờ thổn thức?

Em không nghe rạo rực

Hình ảnh kẻ chinh phu

Trong lòng người cô phụ?

Em không nghe rừng thu,

Lá thu kêu xào xạc,

Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô?

(Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học 2000, tr.289)

Đọc hiểu Em không nghe mùa thu hay nhất

Câu 1: Chỉ ra những âm thanh được Lưu Trọng Lư cảm nhận trong bài thơ và nhận xét về những âm thanh ấy. (0,5 điểm)

Câu 2: Tìm các từ láy trong bài thơ. Cảm nhận về cái hay của việc sử dụng các từ láy ấy trong bức tranh thu? (0,5 điểm)

Câu 3: Tác dụng của hình thức câu hỏi tu từ và điệp ngữ “em không nghe” được sử dụng trong bài thơ. (0,25 điểm)

Câu 4: Trình bày ngắn gọn cảm nhận của anh/chị về bức tranh thu trong bốn dòng thơ cuối. Trình bày trong khoảng từ 5 đến 7 dòng. (0,25 điểm)

Trả lời:

Câu 1: Chỉ ra những âm thanh được Lưu Trọng Lư cảm nhận trong bài thơ và nhận xét về những âm thanh ấy:

* Âm thanh:

- Tiếng mùa thu trong đêm trăng mờ.

- Tiếng lòng của người cô phụ nhớ chồng đi chinh chiến.

- Tiếng lá khô rơi, tiếng chân nai giẫm trên lá nơi rừng thu.

* Nhận xét: đó là những xao động nhẹ nhàng, tinh tế của đất trời thiên nhiên và lòng người lúc sang thu; những âm thanh mơ hồ, mong manh, xa vắng, hư thực.

Câu 2: Các từ láy: thổn thức, rạo rực, xào xạc, ngơ ngác; thể hiện tâm trạng, thái độ; có tác dụng tạo nên cái hồn, nét sống động cho bức tranh thu.

Câu 3: Tác dụng của hình thức câu hỏi tu từ và điệp ngữ “em không nghe” được sử dụng trong bài thơ:

- Tạo nên sự liền mạch, liên kết giữa các khổ thơ và âm điệu nhẹ nhàng, triền miên, da diết của bài thơ.

- Nhấn mạnh sự mơ hồ của những âm thanh mùa thu.

Câu 4: Cảm nhận về bức tranh thu trong bốn dòng thơ cuối: Bức tranh thu thơ mộng, êm đềm, có hình ảnh, sắc màu, âm thanh, chuyển động, tâm trạng; giàu chất nhạc, chất họa, chất thơ; thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ.


Đọc hiểu Em không nghe mùa thu - Đề số 2

Đọc đoạn thơ sau:

Em không nghe mùa thu

Dưới trăng mờ thổn thức?

Em không nghe rạo rực

Hình ảnh kẻ chinh phu

Trong lòng người cô phụ?

Em không nghe rừng thu.

Lá thu kêu xào xạc,

Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô?

Câu 1: Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng bao nhiêu câu hỏi tu từ? Nhận xét ý nghĩa của những câu tu từ đó

Câu 2: Từ những hình ảnh miêu tả cảnh thu trong bài thơ, hãy nhận xét tâm trạng của nhân vật trữ tình

Trả lời: 

Câu 1: Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng 3 câu hỏi tu từ đều là câu hỏi nghi vấn ,câu hỏi tu từ được sử dụng nhằm mang lại hiệu quả trực tiếp nếu người nghe hiểu.

Câu 2: Từ những hình ảnh miêu tả cảnh thu trong bài thơ, chúng ta có thể thấy tam trạng của nhân vật trữ tình

Đoạn thơ được trích trong bài thơ "Tiếng thu" của tác giả Lưu Trọng Lư. Hình ảnh mùa thu được hiện lên thật đẹp, êm đềm với những hình ảnh "trăng mờ, lá rơi xào xạc, lá vàng khô, con nai vàng ngơ ngác". Thế nhưng, đồng thời, ta cũng thấy được những xúc cảm con người được thể hiện qua những hình ảnh thiên nhiên ấy. Đó là sự thổn thức, là sự nhớ nhung của người chinh phụ ở nhà nhớ chồng đi lính. Bức tranh mùa thu tươi đẹp cũng thể hiện được những cung bậc cảm xúc của chủ thể nhân vật trữ tình.


Đọc hiểu Em không nghe mùa thu - Đề số 3

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:

“Em không nghe mùa thu

Dưới trăng mờ thổn thức?

Em không nghe rạo rực

Hình ảnh kẻ chinh phu

Trong lòng người cô phụ?

Em không nghe mùa thu,

Lá thu kêu xào xạc,

Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô?”

(“Tiếng thu” – Lưu Trọng Lư)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ.

Câu 2: Nêu nội dung bài thơ.

Câu 3: Chỉ ra những âm thanh được Lưu Trọng Lư cảm nhận trong bài thơ và nhận xét về những âm thanh ấy.

Câu 4: Nêu ý nghĩa của hình thức câu hỏi và điệp ngữ “em không nghe” được sử dụng trong bài thơ.

Trả lời:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm

Câu 2: Hai biện pháp tu từ là:

+ Nhân hóa:

'Lá thu kêu xào xạc'

+ Điệp ngữ:

'Em không nghe'

Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích là:

+ Đoạn thơ là dòng cảm xúc của tác giả về vẻ đẹp của mùa thu, của tiếng thu.

+ Qua đó, thể hiện đc cái nhìn tinh tế của tác giả dành cho tiếng thu

Câu 4: Cảm nhận về bức tranh thu trong bốn dòng thơ cuối:

 => Bức tranh là vẻ đẹp của thu thơ mộng, êm đềm, có hình ảnh, sắc màu, âm thanh, chuyển động, tâm trạng; giàu chất nhạc, chất họa, chất thơ; thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ.

icon-date
Xuất bản : 13/05/2022 - Cập nhật : 19/11/2022