logo

Đọc hiểu Đôi nét Hà Nội xưa

Tổng hợp câu hỏi và đáp án trong đề Đọc hiểu Đôi nét Hà Nội xưa được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 

Đọc hiểu Đôi nét Hà Nội xưa

Mỗi ngôi làng trong phố được xây dựng dọc theo một con phố hay một đoạn phố và bao gồm các tài sản ở hai bên phố. Các làng này lại phụ thuộc vào một hay nhiều làng cùng làm một nghề thủ công. Mỗi đầu phố đều có cổng, các cổng này đóng vào ban đêm. Mỗi làng đều có bộ máy hành chính riêng, có trưởng phổ, đền chùa cũng như một ngôi đình riêng. Đình là kiến trúc thuần chất nông thôn, nhưng đã………………Trước đây bên cạnh hồ Hoàn Kiếm có một hồ nhỏ hơn gọi là hồ Thái Cực, thông nhau qua một con lạch đi qua quảng phố Cầu Gỗ ngày nay. Xuất xứ tên phố Cầu Gỗ chính từ chiếc cầu gỗ bắc qua lạch nước ấy. Chu vi hồ Thái Cực cũ nay thành: Cầu Gỗ, Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Bè. Đất phố Đinh Liệt và Gia Ngư trước đây chính là lòng hồ Thái Cực. Khi thực dân Pháp chiếm đóng Hà Nội, hồ Thái Cực vẫn còn nhưng vào cuối thế kỉ XIX, hồ bị dân xung quanh lấp dần, khoảng năm 1920 thì hồ Thái Cực biển mất. Cái tên phố Gia Ngư bắt nguồn tử tên làng cá sống bằng nghề chài lưới bên hồ Thái Cực xưa.

(Theo Nguyễn Thanh Phong, in trong Phố có Hà Nội. Kí họa và hồi ức, Nhiều tác giả, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2015. tr. 21-23) 

Đọc hiểu Đôi nét Hà Nội xưa

Câu 1. Dãy liệt kê nào sau đây nêu đúng thông tin chính và trật tự trình bày thông tin trong văn bản?

A. Phố, thợ thủ công, chợ, hồ.

B. Chợ, thợ thủ công, hổ, làng, 

C. Thợ thủ công, phố, làng, hồ.

D. Làng, thợ thủ công, chợ, hồ

Câu 2. Cụm từ "ngôi làng thành thị" trong văn bản có nghĩa là gì?

A. Làng quê chuyển từ trồng trọt, chăn nuôi sang phát triển nghề buôn bán. 

B. Làng quê được phát triển theo hướng đô thị hóa, tiếp nhận lối sống và văn minh phương Tây.

C. Làng được xây dựng trong phố Hà Nội xưa, giữ mối liên hệ với làng quê gốc và tinh thần đoàn kết của người nông thôn.

D. Làng quê không còn giữ được các nếp sống thuần phong mĩ tục do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. 

Câu 3. Có thể đảo trật tự trình bày của đoạn văn thứ hai và đoạn văn thứ nhất với nhau được không? Vì sao? 

A. Đảo được; Vì các thông tin trong đoạn văn thứ nhất độc lập với thông tin trong đoạn văn thứ hai. 

B. Đảo được; Vì cách thức trình bày thông tin trong hai đoạn văn giống nhau.

C. Không đảo được; Vì thông tin trong đoạn văn thứ nhất là cơ sở để trình bày thông tin của đoạn văn thứ hai.

D. Không đảo được; Vì tác giả muốn nhấn mạnh nội dung thông tin ở đoạn văn thứ nhất.

Câu 4. Mục đích chính của tác giả bài viết này là gì?

A. Giới thiệu dự án bảo tồn Hà Nội xưa. 

B. Giới thiệu các thông tin về Hà Nội xưa.

C. Đề nghị khôi phục vẻ đẹp Hà Nội xưa.

D. So sánh Hà Nội xưa và Hà Nội trong hiện tại.

Câu 5. Có câu văn nào trong văn bản bộc lộ trực tiếp cảm xúc của tác giả về Hà Nội xưa không? Vì sao? 

A. Không; Vì văn bản cần hàm súc, cô đọng, thông tin mang tính khái quát cao. 

B. Không; Vì văn bản cần đảm bảo tính khách quan của thông tin được giới thiệu.

C. Có: Vì văn bản cần thể hiện rõ thái độ của tác giả về các thông tin được trình bày. 

D. Có: Vì văn bản cần khích lệ người đọc cùng chia sẻ cảm xúc về Hà Nội xưa.

------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã cung cấp cho bạn đáp án của bài Đọc hiểu Đôi nét Hà Nội xưa. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn đạt kết quả tốt trong các kì thi sắp tới.

icon-date
Xuất bản : 14/02/2023 - Cập nhật : 14/02/2023