logo

Đọc hiểu Con chim non rũ cánh (3 đề)

Tuyển tập các đề Đọc hiểu Con chim non rũ cánh hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 

Đọc đoạn thơ sau:

"Con chim non rũ cánh

Đi tìm tổ bơ vơ 

Quanh nẻo rừng hiu quạnh 

Lướt mướt dưới dòng mưa. 

 

Con chim non chiu chít 

Lá động khóc tràn trề 

Chao ôi buồn da diết 

Chim ơi biết đâu về. 

 

Gió lùa mưa rơi rơi 

Trên nẻo đường sương lạnh 

Đi về đâu em ơi 

Phơi thân tàn cô quạnh! 

 

Em sưởi trong bàn tay 

Cho lòng băng giá ấm 

Lìa cành lá bay bay 

Như mảnh đời u thảm! 

 

Con chim non không tổ 

Trẻ mồ côi không nhà 

Hai đứa cùng đau khổ 

Cùng vất vưởng bê tha 

 

Rồi ngày kia rã cánh 

Rụi chết bên đường đi... 

Thờ ơ con mắt lạnh 

Nhìn chúng: Có hề chi! "

Đọc hiểu Con chim non rũ cánh

Đọc hiểu Con chim non rũ cánh - Đề số 1

Thực hiện các yêu cầu sau: 

Câu 1: Thể loại thơ? 

Câu 2: Đối tượng biểu cảm của bài thơ là ai? 

Câu 3: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì trong khổ thơ thứ 2? 

Câu 4: Chủ đề bài thơ là gì? 

Trả lời câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1: 

Thể loại bài thơ “Con chim non rũ cánh”: Thơ 5 chữ

Câu 2: 

Đối tượng biểu cảm của bài thơ là: Những đứa trẻ mồ côi.

Câu 3: 

Tác giả sử dụng biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ 2 là: Ẩn dụ

Câu 4: 

Chủ đề bài thơ là tiếng lòng của tác giả về những số phận con người bị bỏ rơi, không có nơi nương tựa.


Đọc hiểu Con chim non rũ cánh - Đề số 2

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Từ "mồ côi" có nghĩa là gì? 

Câu 2: Cách gieo vần trong khổ thơ thứ 5 là gì? 

Câu 3: Dấu chấm than ở cuối dòng thơ sau có tác dụng gì? 

"Đi về đâu em ơi

Phơi thân tàn khô quạnh!" 

Trả lời câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1: 

Từ “mồ côi” có nghĩa là chỉ sự vật có cuộc sống khó khăn, lay lắt, không có nơi nương tựa, cô đơn lẻ bóng một mình.

Câu 2: 

Cách gieo vần trong khổ thơ thứ 5 là: gieo vần chéo

Câu 3: Dấu chấm than ở cuối dòng thơ sau có tác dụng gì? Đi về đâu em ơi /Phơi thân tàn khô quạnh!

Dấu chấm than ở cuối dòng thơ có tác dụng nhấn mạnh những đau thương, những khó khăn đè nén lên thân hình gầy gõ, ốm yếu của những đứa trẻ, không có nơi để đi, không có nhà để về.

Đọc hiểu Con chim non rũ cánh

Đọc hiểu Con chim non rũ cánh - Đề số 3

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Hoàn cảnh của em bé mồ côi và chú chim non có gì giống nhau? 

Câu 2: Em có nhận xét gì về tâm hồn và tình cảm của tác giả trong bài thơ? 

Câu 3: Viết đoạn văn (5-7 câu) Trình bày suy nghĩ của em về vai trò của sự sẻ chia trong cuộc sống?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1:

Hoàn cảnh của em bé mồ côi và chú chim non có sự giống nhau: Dưới trời đầy mưa lạnh và ướt đẫm những hạt mưa cả chú chim và những đứa trẻ mồ côi đều không có nhà để về, phải tha phương ở nhiều nơi trong cái giá lạnh.

Câu 2:

Tâm hồn và tình cảm của tác giả được thể hiện qua từng câu thơ, cho thấy tác giả là người có tấm lòng lương thiện, luôn biết quan tâm đến những điều nhỏ bé xung quanh con người, cảm thông và đồng cảm với những em nhỏ, những đứa trẻ mồ côi cha mẹ và tác giả đã viết lên bài thơ để bày tỏ tiếng lòng của mình.

Câu 3:

Trong cuộc sống, con người đến với nhau, gặp gỡ nhau và cùng nhau sống trong xã hội đầy rẫy những xô bồ, những vất vả. Mỗi người có hoàn cảnh và số phận cuộc sống khác nhau, có người may mắn nhưng có người lại kém may mắn. Vì vậy, sự sẻ chia chính là liều thuốc để giúp con người tiến lại gần nhau hơn, bớt sống thờ ơ với con người. Chúng ta hãy biết sẻ chia, giúp đỡ những người gặp khó khăn trong cuộc sống, giúp họ vượt qua được phần nào những gánh nặng ngoài xã hội. Sự chia sẻ của chúng ta chính là liều thuốc đề họ có thể vững tin và vươn lên trong cuộc sống. Hãy loại bỏ sự vô cảm trong suy nghĩ để biết yêu thương và sẻ chia với nhau, để xã hội chúng ta không để ai phải bỏ lại phía sau, có được ấm no và hạnh phúc.

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Con chim non rũ cánh. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 28/12/2022 - Cập nhật : 15/07/2023