logo

Đọc hiểu Cổ tích về ngọn nến

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Cổ tích về ngọn nến hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Cổ tích về ngọn nến đầy đủ nhất.


Đọc hiểu Cổ tích về ngọn nến - Đề số 1

PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

CỔ TÍCH VỀ NGỌN NẾN

Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã mang lại ánh sáng cho cả căn phòng.

Mọi người đều trầm trồ: “ổ nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lui bóng tối xung quanh.

The nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra, lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chằng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”.

Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm.

Mọi người trong phòng nhớn nhác bảo nhau: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một người đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm cái đèn dầu”. Đèn dầu được thắp lên, còn ngọn nến đang cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ.

Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến.

(Theo Songdep.xitrum.net– sống đẹp, tập II NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 64)

Câu 1 (0.5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2 (0.5 điểm): Tìm khởi ngữ trong câu văn?

“Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”.

Câu 3 (1.0 điểm): Đoạn văn đã sử dụng biện pháp nhân hóa qua từ ngữ nào?

“Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt giữa phòng. Người ta châm lừa cho ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã mang lại ánh sáng cho cả căn phòng.”

Câu 4 (1.0 điểm): Thông điệp được gửi gắm qua văn bản trên là gì?


Lời giải

Câu

Nội dung

Điếm

1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự0.5

2

khởi ngữ trong câu trên: Chết mất0.5

3

Đoạn văn trên đã sử dụng biện pháp nhân hóa qua từ ngữ: Nến hân hoan nhận ra rằng1.0

4

Cây nến nhận ra một cách muộn màng rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng dù sau đó có tan chảy đi -> Con người cần nhận thức đúng về vị trí, vai trò của mình trong cộng đồng, gia đình và xã hội. Dù ở vị trí nào, con người cũng phải biết cống hiến toàn bộ khả năng của mình để trở thành người sống có ích cho xã hội. Có như thế con người mới không hối tiếc vì đã sống hoài, sống phí.

=> Câu chuyện giản dị nhưng chứa đựng một bài học nhân sinh sâu sắc. Từ việc phê phán lối sống ích kỉ người viết nhắn gửi: sống là phải cống hiến, làm được những điều có ích. Đó cũng là cách để tự khẳng định giá trị bản thân.

1.0

1

Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 200) từ bàn về câu nói: Hạnh phúc lớn nhất của chúng ta là được sống và tỏa sáng.2.0

 


Đọc hiểu Cổ tích về ngọn nến - Đề số 2

* Đọc thầm bài văn sau:

Cổ tích về ngọn nến

Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt ở giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem lại ánh sáng cho cả căn phòng. Mọi người đều trầm trồ: “Ồ, nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất.”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lui bóng tối xung quanh.

Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”. Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm.

Mọi người trong phòng nhớn nhác bảo nhau: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một người đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm đèn dầu”. Mò mẫm trong bóng tối ít phút, người ta tìm được một chiếc đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên còn ngọn nến cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ.

Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi.

Bởi vì nó là ngọn nến.

(Theo nguồn Internet)

*Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng (Từ câu 1 đến câu 9) và làm theo yêu cầu.

Câu 1. (0,5 điểm) Vì sao khi được đốt sáng, ngọn nến rất vui sướng?

A. Vì khi đốt sáng, ngọn nến trở nên lung linh rất đẹp

B. Vì ngọn nến thấy ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem ánh sáng cho cả nhà, nó thấy mình có ích

C. Vì nó nhận ra mình có sức mạnh đẩy lùi, chiến thắng được cả bóng tối

Câu 2. (0,5 điểm) Vì sao ngọn nến lại nương theo gió để tắt đi không chiếu sáng nữa?

A. Vì khi cháy bị nóng quá, nến đau không chịu đựng được

B. Vì gió to, nến khó lòng chống chọi lại được

C. Vì nến sợ mình sẽ cháy hết, sẽ chịu thiệt thòi

Câu 3. (0,5 điểm) Ngọn nến có kết cục như thế nào?

A. Bị bỏ trong ngăn kéo, nằm buồn thiu, khó có dịp cháy sáng nữa

B. Được cắm trên một chiếc bánh sinh nhật

C. Được để trong hộp đồ khâu của bà dùng để chuốt cho săn chỉ

Câu 4. (0,5 điểm) Ngọn nến hiểu ra điều gì?

A. Ánh sáng của nến không thể so được với ánh sáng của đèn dầu

B. Là ngọn nến thì chỉ có thể được dùng khi mất điện

C. Hạnh phúc là được cháy sáng, sống có ích cho mọi người, dù sau đó có thể sẽ tan chảy đi

Câu 5. (0,5 điểm) Câu: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?” thuộc loại câu nào?

A. Câu kể

B. Câu hỏi

C. Câu cảm

D. Câu khiến

Câu 6. (0,5 điểm) Trong câu: “Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra lăn dài theo thân nến.”, bộ phận nào là vị ngữ?

A. đã bắt đầu chảy ra lăn dài theo thân nến

B. chảy ra lăn dài theo thân nến

C. lăn dài theo thân nến

Câu 7. (0,5 điểm) Từ “hạnh phúc” trong câu: “Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người.” thuộc từ loại nào?

A. Danh từ

B. Động từ

C. Tính từ

Câu 8. (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây gồm các từ trái nghĩa với từ “lạc quan”?

A. tin tưởng, phấn khởi, hi vọng

B. tin tưởng, chán đời, thất vọng

C. rầu rĩ, bi quan, chán chường

Câu 9. (1 điểm) Trong câu: “Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm trong bóng tối.” có mấy tính từ?

A. Một tính từ (Đó là: ........................................)

B. Hai tính từ (Đó là: .................................................................)

C. Ba tính từ (Đó là: ...................................................................................)

Câu 10. (1 điểm) Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

Câu 11. (1 điểm) Thêm trạng ngữ vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau:

a) Trạng ngữ chỉ địa điểm:

.............................................................., nến đã được thắp lên.

b) Trạng ngữ chỉ thời gian:

..................................................................., nến được thắp lên.


 Lời giải

Câu123456789
Đáp ánBCACBAACB

 

Điểm

 

0,5

 

0,5

 

0,5

 

0,5

 

0,5

 

0,5

 

0,5

 

0,5

 

1 điểm: mỏng manh, im lìm

Câu 10: (1 điểm) HS nêu được các ý sau:

- Không nên sống ích kỉ, ích kỉ là một thói xấu hay gặp và dễ mắc phải. Không nên chỉ vì cái ích kỉ của bản thân mà không nghĩ đến người khác vì đem lại hạnh phúc cho người khác cũng là mang lại hạnh phúc cho chính mình

. - Dù ở vị trí nào chúng ta cũng phải biết cống hiến toàn bộ khả năng của mình để trở thành người sống có ích cho mọi người. Có như thế con người mới không hối tiếc vì đã sống hoài, sống phí.

Câu 11: (1 điểm): HS đặt câu đúng yêu cầu, nội dung phù hợp mỗi phần được 0,5 điểm

icon-date
Xuất bản : 25/05/2021 - Cập nhật : 25/05/2021