logo

Đọc hiểu Cô không phải người nông dân một nắng hai sương (3 đề)

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Cô không phải người nông dân một nắng hai sương (4 đề): Xác định PTBĐ của đoạn trích trên. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc. Trong đoạn trích trên con đã học được gì từ cô

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Cô ơi !

Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiết mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước.

Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời. Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi. Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc. Con sắp phải xa cô thật rồi sao?

Đọc hiểu Cô không phải người nông dân một nắng hai sương

Đọc hiểu Cô không phải người nông dân một nắng hai sương - Đề số 1

Câu 1. Xác định PTBĐ của đoạn trích trên

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc

Câu 3. Trong đoạn trích trên con đã học được gì từ cô?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. Phương thức biểu đạn của đoạn trích trên là biểu cảm.

Câu 2. 

- Biện pháp tu từ trong câu “Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc” là hoán dụ. Đó là “vòng tay yêu thương của cô”

- Tác dụng: Thể hiện tình yêu thương của cô giáo cùng những cử chỉ ân cần, quan tâm, chăm sóc và nuôi dạy học sinh nên người, qua đó thể hiện sự biết ơn của học trò với cô giáo của mình.

Câu 3. Trong đoạn trích trên con đã học được nhiều điều từ cô như:

- Cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi

- Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiết mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước.

- Cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời

- Cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi


Đọc hiểu Cô không phải người nông dân một nắng hai sương - Đề số 2

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong văn bản?

Câu 3. Em hiểu như thế nào về câu: “Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi”. 

Câu 4. Em có đồng tình với ý kiến: “Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời".

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. Phong cách ngôn ngữ của văn bản là: phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Câu 2. 

- Biện pháp tu từ: điệp từ “từng” được lặp lại 2 lần: từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi..

- Tác dụng: Tạo nhịp điệu cho câu văn thêm cuốn hút người đọc. Đồng thời, nhấn mạnh công lao to lớn của cô đã dạy dỗ con từ lời ăn tiếng nói đến cử chỉ, dáng đi.

Câu 3. 

Câu văn: “Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi” có thể hiểu là: người làm ra hạt thóc là người nông dân, nhưng cô lại dạy học trò biết quý hạt thóc đó. Cô giáo cũng như người cha, người mẹ của mình. Đó chính là công ơn của cô đã nuôi dạy học trò của mình như những đứa con.

Câu 4. Em hoàn toàn đồng tình với ý kiến “Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời".

Đọc hiểu Cô không phải người nông dân một nắng hai sương

Đọc hiểu Cô không phải người nông dân một nắng hai sương - Đề số 3

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản

Câu 2. Anh/ chị hiểu như thế nào về dòng tâm sự: Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời. 

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật nhất trong câu: Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi. 

Câu 4. Từ văn bản, anh/chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất với bản thân.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Câu 2. Câu trên có thể hiểu rằng:

- Cha mẹ là người cho con cuộc sống, là người sinh ra chúng ta và dãy dỗ chúng ta nên người.

- Bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, cho ta có thêm sức mạnh về tinh thần

- Thử thách, thất bại sẽ giúp chúng ta trưởng thành hơn, từ đó rút được bài học kinh nghiệm

- Cô giáo là người dạy chúng ta vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời.

Câu 3. 

- Biện pháp tu từ: điệp từ “từng” được lặp lại 2 lần: từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi..

- Tác dụng: Tạo nhịp điệu cho câu văn thêm cuốn hút người đọc. Đồng thời, nhấn mạnh công lao to lớn của cô đã dạy dỗ con từ lời ăn tiếng nói đến cử chỉ, dáng đi.

Câu 4. Thông điệp: Qua đoạn trích ta rút ra được lòng biết ơn. Chúng ta hãy biết ơn cha mẹ đã có công sinh thành dưỡng dục, biết ơn những người bạn tốt là điểm tựa về tinh thần, biết ơn thầy cô là người yêu thương và dạy dỗ chúng ta nên người, biết ơn những người đã giúp đỡ mình  những lúc khó khăn. Đồng thời, hãy luôn biết giúp đỡ người khác.

---------------------------------- 

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Cô không phải người nông dân một nắng hai sương. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.

icon-date
Xuất bản : 08/04/2023 - Cập nhật : 01/07/2023