logo

Trả lời 6 câu hỏi Đọc hiểu Chế học trò ngủ gật (Trò trẹt chi bay học cạnh thầy) có đáp án

icon_facebook

Hướng dẫn trả lời đề Đọc hiểu Chế học trò ngủ gật chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

 Chế học trò ngủ gật

Trò trẹt chi bay học cạnh thầy
Gật gà gật gưỡng nực cười thay!
Giọng khê nồng nặc không ra tiếng,
Mắt lại lim dim nhắp đã cay.
Đồng nổi(1) đâu đây la liệt đảo,
Ma men(2) chi đấy tít mù say.
Dễ thường bắt chước Chu Y(3)đó,
Quyển có câu thần vậy gật ngay.

(Thơ Nguyễn Khuyến, NXB Văn Học, 2010, tr. 13)

Đọc hiểu Chế học trò ngủ gật:

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Chỉ ra cách gieo vần và ngắt nhịp trong bài thơ?

Câu 2. Đối tượng của tiếng cười trong bài thơ là ai? Giọng điệu nào là chủ đạo của bài thơ?

Câu 3. Chỉ ra các từ láy tượng hình có trong bài thơ và nêu tác dụng của việc sử dụng các từ láy đó?

Câu 4. Mục đích của tiếng cười trào phúng trong bài thơ là gì?

Câu 5. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ sau:

“Giọng khê nồng nặc không ra tiếng,
Mắt lại lim dim nhắp đã cay”

Câu 6. Từ nội dung bài thơ trên, em hãy kể những việc nên làm của học sinh khi đến trường?

Trả lời câu hỏi:

Câu 1:

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú.
- Cách gieo vần: Vần chân và vần cách (thầy, thay, cay, say, ngay)
- Cách ngắt nhịp: Nhịp 4/3

Câu 2:

- Đối tượng tiếng cười trào phúng là: Là những anh học trò ngủ gật.
- Giọng điệu chủ đạo: Hài hước, châm biếm.

Câu 3:

- Từ láy tượng hình: gật gà gật gưỡng, lim dim, la liệt.
- Ý nghĩa:
+ Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Nhấn mạnh hình ảnh đáng cười của những anh học trò ngủ gật.
+ Từ đó làm tăng thêm tính  châm biếm, chế giễu…  

Câu 4:

Mục đích của tiếng cười trào phúng trong bài thơ:
- Chế giễu cái xấu để học trò nhận ra cái sai của mình mà sửa đổi.
- Phê phán đạo học thời mạt vận.

Câu 5:

- Phép đối được sử dụng trong hai câu thơ thực: 

 “Giọng khê nồng nặc không ra tiếng,
     Mắt lại lim dim nhắp đã cay”

Đối: giọng khê nồng nặc - mắt lại lim dim; không ra tiếng - nhắp đã cay

- Tác dụng của phép đối:

+ Nhấn mạnh, làm rõ hơn bộ dạng người học trò không chăm lo học hành mà chỉ giỏi ngủ gật.

+ Bộc lộ thái độ không đồng tình, phê phán của nhà thơ đối với những anh học trò thiếu nghiêm túc này - Muốn theo đòi chữ nghĩa mà học hành không đến nơi đến chốn.

+ Tạo giọng điệu trào phúng sâu sắc, tạo tiếng cười hài hước, châm biếm.

Câu 6:

Những việc nên làm của học sinh khi tới trường:

- Chăm ngoan, học tập tốt

- Biết nghe lời ông bà, bố mẹ, thầy cô giáo

- Tích cực trau dồi những kiến thức mới, rèn luyện tài năng

- Phê phán không đồng tình với những học sinh lười học, ngủ gật trong giờ, nói tục chửi thề; phê phán những hành động đưa thông tin sai lệch, không chính xác về Hiến pháp, pháp luật Việt Nam.

icon-date
Xuất bản : 18/12/2024 - Cập nhật : 18/12/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads