logo

Đọc hiểu Câu chuyện Mèo dạy Hổ: Ngày xưa, Hổ không biết cách bắt mồi như Mèo

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Câu chuyện Mèo dạy Hổ: Ngày xưa, Hổ không biết cách bắt mồi như Mèo: Văn bản trên thuộc thể loại nào? Văn bản trên được kể bằng lời của ai? Vì sao Mèo nhận lời dạy Hổ? Dấu hai chấm trong văn bản trên có công dụng gì?Tại sao Mèo lại không dạy hết võ trèo cho Hổ? 

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi: 

Câu chuyện Mèo dạy Hổ

Ngày xưa, Hổ không biết cách bắt mồi như Mèo. Một hôm, Hổ đến gần Mèo dỗ dành:

-Bác Mèo ơi, tôi là người cùng họ với bác. Tôi và bác giống nhau như hệt. Mình tôi cũng vằn vằn như mình bác. Tôi có râu, bác cũng có râu. Tôi có vuốt sắc bác cũng có. Tôi có đuôi dài, đuôi bác cũng dài. Thế mà bác lại biết rình mồi, biết nhày, biết trèo tài hơn tôi. Chỗ họ hàng với nhau, bác dạy cho tôi biết với.

Mèo nghe lời ngọt ngào, thương Hổ là chỗ họ hàng, liền nói:

-Nhưng bác đừng ăn thịt tôi cơ.

Hổ vỗ về:-Ai lại ăn thịt người cùng họ bao giờ? Bác nói dở quá, bác cứ tin ở tôi.

Mèo yên tâm dạy Hổ học cách ngồi thu hình rình mồi, cách nhảy bắt mồi, cách vờn, cách mài giũa vuốt.

Hổ học xong lấy làm đắc chí. Đương lúc đói bụng, hổ định vồ Mèo ăn thịt. 

Hổ bảo:

-Mẻo mèo meo!Ta bắt được Mèo

Ta nhai ngấu nghiến!

Mèo vội trèo tót lên cây, bảo Hổ:

-Mẻo mèo meo! Ta có võ trèoTa chưa dạy Hổ.

Hổ tức quá, gầm nhảy dưới đất, nhưng không làm gì được Mèo. Vì thế, bây giờ Hổ không biết trèo như Mèo.

(Nguồn:Tập đọc lớp 1, tập 1 Sách giáo khoa trường phổ thông, trang 56. NXB Giáo dục  1958.)

Đọc hiểu Câu chuyện Mèo dạy Hổ

Đọc hiểu Câu chuyện Mèo dạy Hổ

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? 

A. Truyện cổ tích     

B. Truyện đồng thoại.

C. Truyện truyền thuyết    

D.Truyện ngụ ngôn

Câu 2. Văn bản trên được kể bằng lời của ai? 

A. Lời nhân vật Hổ.     

B. Lời nhân vật Mèo.

C. Lời của người kể chuyện.   

D.Lời của cả Hổ và Mèo .

Câu 3. Vì sao Mèo nhận lời dạy Hổ? 

A. Vì Hổ dỗ dành Mèo.    

B. Vì Mèo thấy thương Hổ .

C. Vì Mèo bị Hổ đe dọa.    

D. Vì Mèo nhẹ dạ và thương Hổ.

Câu 4. Dấu hai chấm trong văn bản trên có công dụng gì?

A. Thể hiện lời nói được dùng với nghĩa nhấn mạnh đặc biệt. 

B. Thể hiện lời nói trực tiếp của nhân vật. 

C. Thể hiện phần chú thích, giải thích.

D. Thể hiện phần liệt kê cụ thể.

Câu 5. Tại sao Mèo lại không dạy hết võ trèo cho Hổ? 

A. Vì Mèo có tinh thần cảnh giác.   

B. Vì Mèo chưa có đủ thời gian.

C. Vì Hổ chưa tiếp thu được.   

D. Vì Hổ không cần học.

Câu 6. Câu tục ngữ nào thể hiện được đúng tính cách của nhân vật Hổ?

A. Học một biết mười.    

B. Ăn cháo đá bát.

C. Mở cờ trong bụng.   

D. Chia ngọt sẻ bùi.

Câu 7. Đắc chí trong văn bản trên có nghĩa là?

A. Dụ dỗ được người khác.    

B. Được mọi người cổ vũ nhiệt tình.

C. Tỏ rõ thích thú vì đạt được điều mong muốn.

D. Rất hào hứng, vui sướng vì được động viên.

Câu 8.  Phép liên kết được sử dụng trong câu văn: Tôi có râu, bác cũng có râu. Tôi có vuốt sắc bác cũng có. Tôi có đuôi dài, đuôi bác cũng dài. là gì?

A. Phép lặp.  

B. Phép thế.  

C. Phép nối.  

D. Phép tương phản.

Câu 9. Theo em văn bản trên muốn nhắn nhủ điều gì?

Câu 10. Qua văn bản em rút ra được bài học gì cho bản thân ?


Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. D

Câu 2. C

Câu 3. A

Câu 4. A

Câu 5. B

Câu 6. B

Câu 7. C

Câu 8. A

Câu 9.

Văn bản trên nhắn nhủ rằng chớ nên đắc chí, ăn cháo đá bát. Đồng thời nhắn nhủ không nên quá tin tưởng vào người khác

Câu 10.

Bài học bản thân e rút ra được là cần có tinh thần cảnh giác, không nghe lời dụ dỗ ngon ngọt có thể làm hại bản thân mình.

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Câu chuyện Mèo dạy Hổ. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 20/03/2023 - Cập nhật : 01/07/2023