logo

Đọc hiểu bài Từ Cu Ba: Anh viết cho em, tự đảo này lớp 11 (4 đề)

Tuyển tập các đề Đọc hiểu bài Từ Cu Ba: Anh viết cho em, tự đảo này lớp 11 (4 đề) hay nhất. Các câu hỏi và trả lời đọc hiểu được sưu tầm từ các đề thi có đáp án đầy đủ. Mời các thầy cô, quý phụ huynh các em học sinh tham khảo. 

Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi:

Anh viết cho em, tự đảo này

Cu-ba, hòn đảo Lửa, đảo Say

Ở đây say thật, say trời đất

Sóng biển say cùng rượu mật, say..

 

Nửa vòng trái đất, rẽ tầng mây

Anh đến Cu-ba một sáng ngày

Nắng rực trời tơ và biển ngọc

Đào tươi một dải lụa đào bay.

 

Em ạ Cu-ba ngọt lịm đường

Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương

Cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại

Ong lạc đường hoa, rộn bốn phương

 

Anh mải mê nhìn, anh mải nghe

Múa reo theo gió những thân kè

Tóc xanh xõa bóng, hàng chân trắng

Có phải tiên nga dự hội hè?

Tố Hữu, Ra trận, NXB Văn học, 1972​

Đọc hiểu bài Từ Cu Ba lớp 11

Đọc hiểu bài Từ Cu Ba lớp 11 - Đề số 1

Câu 1: Bài thơ trên thuộc thể thơ gì?

Câu 2: Nội dung bài thơ đề cập đến vấn đề gì?

Câu 3: Tác giả thể hiện tình cảm gì từ bài thơ trên?

Câu 4: Nêu cảm nghĩ của anh/chị sau khi đọc bài thơ trên?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: Bài thơ trên thuộc thể thơ: Bảy chữ

Câu 2: Nội dung: Bài thơ miêu tả cuộc hành trình của tác giả đến đảo Cuba, nơi có những cảnh đẹp thiên nhiên, hoa mỹ, đồng nội, trang trại trĩu quả. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước Cu-ba. Bài thơ khắc họa một bức tranh thiên nhiên đất nước Cuba tuyệt đẹp khiến cho những ai đã từng đặt chân đến đây không thể quên được. Với tình cảm trân trọng và biết ơn, tác giả mang đến cho độc giả một cái nhìn sâu sắc và tự hào về đất nước này.

Câu 3: Tác giả bày tỏ sự hạnh phúc, biết ơn và trân trọng đối với cảnh vật thiên nhiên và cuộc sống con người tại đất nước Cu-ba. Bài thơ cũng thể hiện tinh thần đoàn kết và tình yêu thương giữa hai dân tộc. Trước khung cảnh thiên nhiên Cuba đầy chất thơ và lãng mạn ông đã không khỏi ngạc nhiên, phấn khởi và thích thú. Tác giả ca ngợi mọi cảnh vật con người ơi đây, đề cao tình cảm đoàn kết gắn bó giữa hai dân tộc Việt Nam - Cuba.

Câu 4: Bài thơ Từ Cu-ba của Tố Hữu mang đến cho độc giả một trải nghiệm đầy niềm vui, hạnh phúc. Những câu thơ chân thực, gần gũi, mộc mạc như lời kể của một người bạn thân, tràn đầy tình yêu thương và sự trân trọng. Các hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ hiện lên sống động, tượng trưng cho sự tươi sáng và tuyệt vời của cuộc sống. Tố Hữu đã viết bài thơ Từ Cu-ba với tất cả tình yêu, tấm lòn và sự trân trọng dành cho đất nước Cu-ba. Đọc bài thơ, ta sẽ được truyền cảm hứng bởi những cảm xúc, tâm tư và tình cảm chân thật của tác giả. Cảnh quan thiên nhiên của đất nước Cu-ba rất đặc biệt, hùng vĩ và trữ tình, khiến cho Tố Hữu không thể nào rời mắt khỏi nó. Mỗi người đến với đất nước Cu-ba đều đắm chìm trong khung cảnh tuyệt diệu ấy, sẽ cảm thấy tò mò, choáng ngợp trước khung cảnh tuyệt đẹp và muốn khám phá thêm. 


Đọc hiểu bài Từ Cu Ba lớp 11 - Đề số 2

Câu 1: Chỉ ra những tính từ miêu tả vẻ đẹp của đất nước Cu Ba ở khổ 2.

Câu 2: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa ở khổ 3.

Câu 3: Nhận xét về tình cảm của nhà thơ Tố Hữu dành cho Cu Ba trong đoạn thơ.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: Các tính từ miêu tả vẻ đẹp của đất nước Cu Ba: rực, tơ, ngọc, tươi, đào

Câu 2: Biện pháp tu từ nhân hóa ở khổ 3: “Ong lạc đường hoa, rộng bốn phương.”

⇒ Tác dụng: Tăng sức biểu cảm, gợi hình và gợi cảm cho câu thơ và nhấn mạnh vẻ đẹp của đất nước Cu-ba. Đồng thời miêu tả sự vật một cách sinh động và gần gũi, khiến cho vẻ đẹp của đất nước Cuba trở nên gần gũi, đầy sức sống.

Câu 3: Tình cảm của nhà thơ Tố Hữu dành cho Cu Ba trong đoạn thơ là tình yêu thương, trân trọng và say mê trước thiên nhiên tươi đẹp, giàu sức sống. Ông miêu tả vẻ đẹp tuyệt vời của đất nước này thông qua những hình ảnh tươi sáng, sống động và thơ mộng. Nhà thơ cảm nhận rất sâu sắc về cảnh vật, con người và văn hóa của Cu Ba, đó cũng chính là nguồn cảm hứng lớn để ông viết ra những câu thơ tuyệt vời như vậy. Qua đây ta cũng thấy được tình cảm hữu nghị đoàn kết giữa hai dân tộc thêm khăng khít, bền chặt. 


Đọc hiểu bài Từ Cu Ba lớp 11 - Đề số 3

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, những hình ảnh nào thể hiện vẻ đẹp của đất nước Cu-ba?  

Câu 3. Nêu nội dung của đoạn trích trên.

Câu 4. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn thơ sau:

“Em ạ Cu-ba ngọt lịm đường
Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương
Cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại
Ong lạc đường hoa, rộn bốn phương”

Câu 5. Nhận xét về tình cảm của nhà thơ Tố Hữu dành cho đất nước Cuba được thể hiện qua đoạn thơ.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1.

- Thể thơ của văn bản là thơ bảy chữ.

Câu 2.

- Những hình ảnh trong bài thơ thể hiện vẻ đẹp của đất nước Cu-ba:

+ Nắng rực

+ Trời tơ

+ Biển ngọc

+ Đảo tươi

+ Đảo Say

+ Đảo Lửa

+ mía xanh đồng bãi

+ biếc đồi nương

+ cam ngon xoài ngọt

+ vàng nông trại

+ ong lạc đường hoa

+ rộn bốn phương

+ tóc xanh xõa bóng

+ hàng chân trắng

+ tiên nga dự hội hè?

Câu 3.

Nội dung của đoạn chính trên chính là miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên và con người của Đất Nước Cu Ba. Thiên nhiên là hình ảnh Đảo Lửa, Đảo Say, trời tơ, biển ngọc, đào tươi đến đồng bãi, nông trại và nơi nơi đều rộn ràng. Con người với nét đẹp tựa như tiên nga. Qua đó thể hiện sự ngạc nhiên, say mê, thích thú và ca ngợi của tác giả đối với đất nước Cu Ba rực rỡ sắc màu.

Câu 4.

- Biện pháp tu từ nhân hóa: “ong lạc đường hoa”

- Tác dụng:

+ Nhằm nhấn mạnh hình ảnh ong cũng phải lạc đường hoa, tức vẻ đẹp của đất nước Cu-ba sinh động, rộn ràng, tươi vui, bình yên ở khắp mọi nơi từ đồng bãi, đồi nương, nông trại, đến nơi nơi cũng khiến con người khi bước chân vào nơi đây trở nên hứng thú, khó lòng rời đi.

+ Đồng thời làm cho đoạn thơ trở nên sinh động hấp dẫn, lời thơ giàu tính tạo hình, gợi cảm.

Câu 5.

- Tình cảm của nhà thơ Tố Hữu dành cho đất nước Cuba được thể hiện qua những câu từ miêu tả về vẻ đẹp tươi vui, rộn ràng, bình yên, xinh đẹp của đất nước và con người Cu-ba, một tình cảm yêu mến và ca ngợi của Tố Hữu đối với đất nước Cu-ba rực rỡ này. Đồng thời bài thơ cũng giúp cho tình đoàn kết của hai quốc gia, hai dân tộc trở nên bền chặt, khắng khít hơn.


Đọc hiểu bài Từ Cu Ba lớp 11 - Đề số  4

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 3. Chỉ ra những tính từ, miêu tả vẻ đẹp của đất nước Cuba ở khổ thơ thứ 2.

Câu 4. Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ có trong đoạn trích.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1.

- Phong cách ngôn ngữ của văn bản: nghệ thuật.

Câu 2.

- Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm.

Câu 3.

- Những tính từ, miêu tả vẻ đẹp của đất nước Cuba ở khổ thơ thứ 2 là:

+ Nắng rực

+ Trời tơ

+ Biển ngọc

+ Đào tươi

Câu 4.

- Tác dụng của một biện pháp tu từ có trong đoạn trích:

+ Liệt kê: Nắng rực trời tơ, biển ngọc, đảo tươi, mía xanh đồng bãi, xoài ngọt nông trại, ong lạc đường hoa, rộn bốn phương. -> Tấc dụng nhằm nhấn mạnh, miêu tả vẻ đẹp của đất nước Cu-ba rộn ràng, tươi vui, bình yên ở khắp mọi nơi từ đồng bãi, đồi nương, nông trại, đến nơi nơi. Đồng thời làm cho đoạn thơ trở nên sinh động hấp dẫn, giàu tính tạo hình, gợi cảm.

+ Nhân hóa: ong lạc đường hoa. -> Tác dụng: Qua hình ảnh ong cũng phải lạc đường hoa để ghi đậm dấu ấn vẻ đẹp của đất nước Cu-ba, xinh đẹp, rực rỡ tới mức khiến cho chú ong còn phải lạc đường.

+ Câu hỏi tu từ: “Có phải tiên nga dự hội hè?…” -> Tác dụng: thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của Tố Hữu khi nhìn thấy vẻ đẹp của những cô gái (con người) của đất nước Cu-ba trong điệu múa. Gợi mở sự ngạc nhiên, thắc mắc nhưng cũng giúp cho câu thơ trở nên cuốn hút, hấp dẫn hơn.

icon-date
Xuất bản : 17/03/2023 - Cập nhật : 16/04/2024