logo

Trả lời 5 câu hỏi Đọc hiểu Bài thơ quê hương (Nguyễn Bính)

icon_facebook

Hướng dẫn trả lời đề Đọc hiểu Bài thơ quê hương (Nguyễn Bính) chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

BÀI THƠ QUÊ HƯƠNG
…Quê hương tôi có Trường Sơn một dải,
Có Hồng Hà lại có Cửu Long Giang
Có Hà Nội có Hồ Tây, hồ Kiếm. 
Chợ Đồng Xuân bày đủ mặt hàng.

Quê hương tôi có sầu riêng, măng cụt
Lòng bưởi đào, lòng gấc đỏ như son.
Có gạo tám xoan thổi nồi đồng điếu,
Cam xã Đoài ai bóc cũng thơm ngon.

Cánh đồng nào cũng chôn vàng, giấu bạc,
Bờ biển nào cũng ngời chói ngọc châu.
Có thanh quế ngửi qua là khỏi bệnh, 
Có cây lim đóng cả một thân tàu.

Quê hương tôi có những người con gái
“Một ngày hai bữa cơm đèn…”
Cách sông cái cũng bắc cầu dải yếm,
Cho chàng sang đính ước chuyện nhân duyên.

Trong bụng mẹ đã từng mê tiếng hát,
Nên quê tôi ai cũng biết làm thơ.
Những đứa trẻ nằm nôi hay đặt võng
Sớm hay chiều, đều mượn cánh cò đưa.

Khi có giặc những tre làng khắp nước, 
Đều xả thân làm ngọn mác, mũi chông
Những trai gái thôn Đoài, xóm Bắc
Thoắt vươn vai thành những anh hùng.
                                                                                                                  (Trích Hoàng Xuân, Nguyễn Bính – thơ và đời, NXB Văn học, 2003)

Đọc hiểu Bài thơ quê hương (Nguyễn Bính)

Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn trích trên. 

Câu 2: Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên là ai?

Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong khổ thơ:
Quê hương tôi có sầu riêng, măng cụt
Lòng bưởi đào, lòng gấc đỏ như son.
Có gạo tám xoan thổi nồi đồng điếu,
Cam xã Đoài ai bóc cũng thơm ngon.

Câu 4: Đọc khổ thơ cuối, em cảm nhận được vẻ đẹp gì ở con người “quê hương tôi”?

Câu 5: Bài thơ đã khơi gợi trong em tình cảm, suy nghĩ gì về quê hương, đất nước?

Trả lời

Câu 1: 

Thể thơ 8 chữ

Câu 2:

Nhân vật trữ tình: tôi/tác giả

Câu 3:

- Biện pháp tu từ liệt kê: sầu riêng, măng cụt, lòng bưởi đào, lòng gấc, gạo tám xoan, cam xã Đoài

- Tác dụng:

+ Làm cho câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, gợi hình, gợi cảm.

+ Diễn tả một cách chi tiết, đầy đủ, cụ thể những đặc sản mà “quê tôi” có. Qua đó, khẳng định sự giàu có, trù phú, đẹp đẽ của quê hương “tôi”.

+ Thể hiện tình yêu, lòng tự hào của tác giả về quê hương mình.

Câu 4:

 Khổ thơ cuối khắc họa hình ảnh con người quê hương “tôi” là:

- Họ là những con người anh dũng, kiên cường, bất khuất

- Họ có tinh thần yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.

Câu 5:

- Bài thơ đã khơi gợi tình cảm, suy nghĩ về quê hương, đất nước: Quê hương Tổ quốc là điều quý giá, mỗi con người phải biết trân quý và quý trọng quê hương đất nước của mình, biết ơn các anh hùng, những người đã bảo vệ Tổ quốc. Riêng bản thân phải cố gắng học tập, rèn luyện để xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh.

icon-date
Xuất bản : 26/12/2024 - Cập nhật : 26/12/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads