Hướng dẫn trả lời đề Đọc hiểu Bài ca đêm vượt lộ (Anh Ngọc) chi tiết, chính xác giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
BÀI CA ĐÊM VƯỢT LỘ
(Anh Ngọc)
Ngồi lại dây trước lúc vượt qua đường
Trong ánh chiều một ngày hè sắp tắt
Đừng sốt ruột vì đường còn bóng giặc
Cứ yên lòng đêm nay ta sẽ qua.
Hãy nghe chiều nhẹ xuống trong lòng ta
Với xao xác bầy chim bay về tổ
Trong đáy mắt những người chờ vượt lộ
Ngôi sao chiều đã mọc phía quê hương.
Ngồi lại đây trên cỏ ướt hơi sương
Giọt nắng cuối cùng lung linh hình nốt nhạc
Nhìn môi bạn gọi thầm lên tiếng hát
Một giọng trầm giao cảm dọc hành quân.
Đêm râm ran tiếng bọn địch rất gần
Vòng tay mở ôm choàng vai bè bạn
Giọt mồ hôi cứ se dần thanh thản
Đêm dịu dàng nếp trán tỏa bình yên.
Ngồi lại đây trong nỗi nhớ niềm quên
Bao giấc mơ của một thời đánh giặc
Chỉ còn lại một giấc mơ duy nhất
Những bàn chân bật dậy vượt qua đường.
(Anh Ngọc, Gửi lại thời gian. NXB Văn học, 2008)
Đọc hiểu Bài ca đêm vượt lộ (Anh Ngọc)
Câu 1: Xác định thể thơ của bài thơ trên.
Câu 2: Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Câu 3: Khổ thơ thứ nhất cho độc giả biết điều gì về nhân vật trữ tình? Cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào?
Câu 4: Phân tích một số từ ngữ, biện pháp tu từ diễn tả cảm xúc trong tâm hồn người lính khi ngồi chờ vượt đường trong đêm.
Câu 5: Xác định chủ để và bức thông điệp của bài thơ. Và cho biết bài thơ đã khơi gọi trong em tình cảm gì về người lính, quê hương đất nước?
Trả lời
Câu 1:
Thể thơ: Tám chữ
Câu 2:
- Nhân vật trữ tình: người lính phục kích giặc trong đêm
Câu 3:
- Khổ 1 là cảnh, không gian, thời gian bộc lộ cảm xúc:
+ Bên vệ đường trong một chiều hè, cuối ngày.
+ Nhiệm vụ: Chờ vượt đường. Cảm xúc: Nóng lòng để thực hiện nhiệm vụ.
Đừng sốt ruột vì đường còn bóng giặc.
Cứ yên lòng đêm nay ta sẽ qua.
-> Tự nhủ lòng mình: kiên nhẫn chờ đợi, đêm nay sẽ hoàn thành nhiệm vụ
Câu 4:
Cảm xúc của nhân vật trữ tình được bộc lộ trực tiếp qua từ ngữ giản dị.
- Khi chiều buông:
+ Hãy nghe chiều nhẹ xuống trong lòng ta.
Với xao xác bầy chim bay về tổ.
> Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đối cảm giác, từ láy gợi tả bước đi của thời gian những chuyên biên của cảnh vật vang động vào tâm hồn người lính: chiều xuống hoàng hôn dần buông, những cánh chim về tổ ấm của mình.
+ Trong đáy mắt những người chờ vượt lộ.
Ngôi sao chiều đã mọc phía quê hương.
-> Hình ảnh ăn dụ Ngôi sao chiêu đã mọc phía quê hương diễn tả nỗi nhớ nhà nhớ quê của người linh, chờ vượt lộ, lòng hướng về quê nhà.
- Khi đêm xuống:
+ Ngắm nhìn sương, gọi thầm tên bạn và ngân nga hát (diễn trong tâm tưởng)
+ Lắng nghe tín hiệu, xử chiệm trường tình, quế hương, đất nước và bẻ bạn trong khi làm nhiệm vụ đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người lính...
Câu 5:
- Chủ để: tình yêu quê hương đất nước, vẻ đẹp tâm hồn người lính.
- Thông điệp của bài thơ: gửi gắm cho người đọc thấy được hình ảnh của người lính, hình ảnh quê hương đất nước. Tình yêu quê hương, con người, đất nước sẽ là động lực để người lính chiến đấu, vượt qua muôn ngàn thử thách.
- Bài thơ đã khơi gọi trong em tình cảm gì về người lính, quê hương đất nước: tình cảm yêu mến, tự hào đối với vùng đất xa xôi của Tổ quốc, đối với những con người đang ngày đêm canh giữ, bảo vệ Tổ quốc. Đọc bài thơ, em cảm thấy mình cần phải có trách nhiệm với Tổ quốc, phải có ý thức gìn giữ và bảo vệ biển đảo quê hương.