Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Doanh thu biên lớn hơn chi phí biên thì?” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Kinh tế vĩ mô hay và hữu ích do Top lời giải tổng hợp và biên soạn dành cho các bạn học sinh ôn luyện tốt hơn.
A. Độc quyền sẽ tăng lợi nhuận bằng cách tăng sản lượng.
B. Độc quyền sẽ tăng lợi nhuận bằng cách giảm sản lượng.
C. Độc quyền đang tối đa hóa lợi nhuận.
D. Chưa thể nói gì về lợi nhuận.
Trả lời:
Đáp án đúng: A. Độc quyền sẽ tăng lợi nhuận bằng cách tăng sản lượng.
- Doanh thu biên lớn hơn chi phí biên thì độc quyền sẽ tăng lợi nhuận bằng cách tăng sản lượng.
Giải thích:
Nếu doanh thu biên lớn hơn chi phí biên thì nó sẽ cho phép tăng sản lượng vì điều đó sẽ làm tăng thêm tổng lợi nhuận. Tương tự, nếu doanh thu biên nhỏ hơn chi phí biên thì lợi nhuận có thể tăng lên bằng cách giảm sản lượng.
- Chi phí biên hay chi phí cận biên (Marginal cost) là phần chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Chi phí cận biên được tính bằng cách lấy tổng thay đổi của chi phí khi sản xuất thêm một lượng sản phẩm hàng hoá chia cho thay đổi của số lượng hàng hóa được sản xuất.
- Ví dụ: Công ty X sản xuất 100 sản phẩm với tổng chi phí là 100 triệu. Do nhu cầu của thị trường tăng lên, công ty sản xuất thêm 100 sản phẩm nữa với tổng chi phí tăng thêm là 90 triệu. Khi đó, chi phí biên cho mỗi sản phẩm sản xuất thêm được xác định bằng thay đổi về chi phí (90 triệu) chia cho thay đổi về số lượng (100 sản phẩm). Kết quả là mỗi sản phẩm sản xuất thêm sẽ chịu chi phí biên là 90 triệu/100 sản phẩm bằng 900.000 đồng/sản phẩm.
- Chi phí biên hay chi phí cận biên khác với chi phí bình quân. Chi phí bình quân là là chi phí tính trên mỗi đơn vị sản phẩm. Chi phí bình quân được tính bằng tổng chi phí (bao gồm toàn bộ chi phí cố định và chi phí biến đổi) chia cho số lượng sản phẩm được sản xuất. Chi phí bình quân dùng để đánh giá tác động đến chi phí đơn vị sản phẩm do sự thay đổi của mức sản lượng
a. Khái niệm
- Doanh thu biên là doanh thu có thêm được nhờ sản xuất và bán ra thêm một đơn vị hàng hóa.
- Nếu kí hiệu TRq là tổng doanh thu có được nhờ bán một khối lượng hàng hóa q và TR(q-1) là tổng doanh thu nhờ bán một khối lượng hàng hóa ít hơn (q-1), thì doanh thu biên của đơn vị hàng hóa thứ q (đơn vị hàng hóa cuối cùng trong khối lượng q) là:
- Trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá sản phẩm do thị trường quy định hoàn toàn, nên không phụ thuộc vào thay đổi sản lượng của hãng. Vì thế, dP/dQ bằng 0. Thành ra doanh thu biên sẽ bằng giá bán sản phẩm. Lấy ví dụ trong trường hợp về lúa gạo, giá lúa gạo do thị trường quy định, khi người nông dân bán thêm 01 đơn vị (01 kg) thì số tiền (doanh thu) của người nông dân tăng lên đúng bằng với giá của 01 kg lúa gạo. Doanh thu biên = giá sản phẩm.
- Chi phí cận biên (tiếng Anh gọi là: Marginal Cost, ký hiệu là MC) là phần chi phí tăng thêm khi doanh nghiệp đầu tư để sản xuất thêm một lượng sản phẩm cung cấp cho đầu ra. Đó cũng chính là mức phí tổn mà một doanh nghiệp phải bỏ ra để có thêm lượng hàng hóa cung cấp cho đầu ra.
- Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất 500 bộ quần áo với chi phí là 100.000 đồng/bộ (tương đương với 50.000.000 đồng). Nếu tổng chi phí in 501 bộ quần áo là 50.150.000 đồng thì doanh nghiệp phải bổ sung thêm một khoản chi phí là 150.000 đồng để có bộ quần áo thứ 501. Điều đó có nghĩa là chi phí biên của việc sản xuất bộ quần áo thứ 501 là 150.000 đồng.
- Nếu giả thiết trang thiết bị sản xuất của hãng không thay đổi thì chi phí cận biên sẽ được tính bằng đạo hàm của tổng chi phí theo sản lượng. Ta có, công thức sau:
- Trong đó:
+ MC là chi phí cận biên
+ TC là tổng chi phí
+ Q là sản lượng
- Mối quan hệ giữa doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên: Chủ doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận khi làm cho doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên và giá thành của sản phẩm bằng nhau. Trong trường hợp doanh thu cận biên lớn hơn chi phí cận biên thì lợi nhuận có thể tăng lên bằng cách tăng sản lượng. Trường hợp ngược lại, doanh thu cận biên nhỏ hơn chi phí cận biên thì có thể tăng lợi nhuận bằng cách giảm sản lượng.