logo

Đoạn trường tân thanh có nghĩa là gì?

Câu trả lời chính xác nhất: Ngày xưa Nguyễn Du đặt tên tác phẩm của mình là Đoạn trường tân thanh. Ông không hề biết đến cái tên Truyện Kiều như ngày nay chúng ta gọi. Vậy tên gọi Đoạn trường tân thanh nghĩa là gì? Có thể cắt nghĩa tên gọi tác phẩm như sau:

Đoạn: đứt

Trường: ruột

Tân: mới

Thanh: âm thanh, tiếng kêu

->> tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột

Đó là cách giải nghĩa từng từ trong nhan đề.

Để hiểu rõ hơn về Đoạn trường tân thanh có nghĩa là gì, mời các bạn cùng Toploigiai đến với phần nội dung dưới đây nhé:


1. Đoạn trường tân thanh có nghĩa là gì?

- Truyện Kiều ban đầu vốn có tên gọi khác khác là “Đoạn trường tân thanh”. Nội dung cơ bản của Truyện Kiều: Truyện Kiều là tiếng kêu đau xót (như đứt từng khúc ruột) của người phụ nữ (nàng Kiều) dưới chế độ phong kiến.

- Đầu đề tác phẩm:

+ Truyện Kiều: tên gọi thể hiện nội dung cơ bản của tác phẩm: dùng tên nhân vật chính của truyện để đặt tên cho tác phẩm.

+ Tên gọi: “Đoạn trường tân thanh” đoạn trường (đứt ruột) tân thanh (tiếng kêu mới) tên gọi được rút ra từ nội dung cơ bản của tác phẩm "tiếng kêu đau xót toát lên từ số phận con người.

Cả hai đầu đề đều phù hợp với nội dung tác phẩm có tác dụng định hướng cho người đọc khi tiếp xúc với văn bản.

Tên gọi Đoạn trường tân thanh bắt nguồn từ 2 điển cố ở Trung Quốc

Điển cố 1: Có ông họ Trương ở Phúc Kiến vào rừng bắt được mấy con vượn con mang về nhà. Vượn mẹ đi kiếm mồi về thấy mất con nên đi tìm. Ông họ Trương muốn bắt vượn mẹ nên mang vượn con ra đánh để chúng kêu khóc, mục đích để dụ vượn mẹ về. Vượn mẹ theo tiếng kêu gào của lũ con nên tìm đến, nhiều lần nhao vào cứu con nhưng không được. Ngày thứ 3 ông tiếp tục đánh lũ vượn con, vượn mẹ leo trên cây cao nhìn xuống nhưng không làm gì được. nó kêu lên 1 tiếng thê thảm rồi chết. Ông mang xác mẹ về, mổ bụng ra xem thì thấy ruột đứt ra từng đoạn một. Vượn mẹ vì thương con mà đứt ruột chết. Câu chuyện nêu bật nỗi đau đứt ruột khi chứng kiến đàn con bị hành hạ, đánh đập.

Điển cố 2: Vua Đường vũ Tông có người cung nữ tên Mạnh Tài Nhân hát hay múa giỏi. Cô gái này hay múa hát cho vua xem, được vua sùng ái. Nhà vua lâm bệnh nặng, cô vào múa hát vĩnh biệt nhà vua. Khi hát xong Mạnh Tài Nhân chết đứng. Khám tử thi thấy ruột đứt ra từng đoạn. Nhà vua băng hà, quan tài không khiêng đi được. Người ta khâm liệm 2 người và đặt 2 quan tài bên cạnh nhau thì lúc đó quan tài nhà vua mới khiêng đi được. Câu chuyện nhấn mạnh tình cảm vợ chồng và nỗi đau đứt ruột khi chứng kiến cảnh chồng đau đớn.

Đó là tiếng kêu về nỗi đau đứt ruột từ xa xưa, được người đời truyền tụng. Nguyễn Du đã dựa vào 2 câu chuyện trên để đặt tên cho tác phẩm của mình là Đoạn trường tân thanh. Ngày nay chúng ta gọi là Truyện Kiều - cách gọi tên truyện theo nhân vật chính là Thúy Kiều.

>>> Tham khảo: Phân tích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đoạn trường tân thanh có nghĩa là gì

2. Nguồn gốc của Đoạn trường tân thanh

Đoạn Trường Tân Thanh là tác phẩm bằng thơ lục bát do Nguyễn Du sáng tác, dựa theo một tiểu thuyết của Trung Hoa, để thuật lại cuộc đời truân chuyên của một thiếu nữ hữu sắc đa tài nhưng bạc mệnh. Câu truyện này là một huyền thoại xây dựng trên hai nhân vật có thật, sống vào đời vua Gia Tĩnh nhà Minh (1522-1566) bên Trung Hoa. Đó là Vương Thúy Kiều và Từ Hải.

Đoạn trường tân thanh có nghĩa là gì

Có lẽ người đầu tiên viết về Thúy Kiều là Mao Khôn, đời nhà Minh. Trong tập Ký Tiễu Trừ Từ Hải Bản Mạt (chép lại chuyện dẹp trừ Từ Hải), qua lời thuật của họ Mao, Vương Thúy Kiều là kỳ nữ tài sắc ở huyện Lâm Truy, thông thạo ngón Hồ cầm và sở trường về lối hát mới thịnh hành vào thuở bấy giờ. Bọn nụy khấu đánh cướp đất Giang Nam, bắt Thúy Kiều dâng lên thủ lãnh Từ Hải. Từ rất yêu quý Kiều và thường hỏi ý nàng về việc quân cơ. Mỗi ngày thanh thế Từ một thêm lừng lẫy khiến vua nhà Minh phải phái quan đốc phủ Hồ Tôn Hiến mang quân dẹp trừ. Hồ cho người đem vàng bạc đến tặng Kiều và nhờ nàng thuyết phục Từ quy hàng. Nghe lời Kiều, Từ ra hàng và bị Hồ cho phục binh giết chết. Kiều bị quan quân bắt giải cho Hồ Tôn Hiến. Sau khi làm ô nhục Kiều, Hồ gả nàng cho một tù trưởng tên Vĩnh Thuận. Khi qua sông Tiền Đường, Kiều nhẩy xuống sông tự tử.

Câu truyện đời Kiều dần dần được đưa vào tiểu thuyết. Trước hết là Chu Tịch đời Minh, trong truyện Chiến Công Quan Hồ Thiếu Bảo Bình Định Nụy Khấu đăng trong Tây Hồ Nhi Tập. Kế đến là Dư Hoài, cũng đời nhà Minh, với Vương Thúy Kiều Truyện trong bộ Ngu Sơ Tân Chí (quyển 8). Trong truyện ngắn này, Thúy Kiều quê ở Lâm Truy, bị bán cho nhà hát từ thuở nhỏ và thường được gọi là Kiều Nhi. Tuy có nhan sắc, hát hay, và đàn giỏi nhưng Kiều thường bị chủ đánh vì không khéo thuật tiếp khách. Sau Kiều được một người lái buôn tên La Long Vân mua về làm thiếp. Khi đại vương Từ Hải mang quân đánh Giang Nam, bắt được Thúy Kiều, mang về làm áp trại phu nhân. Vì muốn về quê, Kiều khuyên Từ Hải ra hàng Hồ Tôn Hiến. Rốt cuộc Từ bi Hồ lừa và giết chết. Sau đó, Kiều bị buộc hầu rượu Hồ Tôn Hiến, rồi bị ép gả cho tù trưởng Vĩnh Thuận. Quá phẫn uất nên Kiều tự trầm tại sông Tiền Đường. Học giả Phạm Quỳnh, qua một bài biên khảo về Truyện Kiều đăng trong tạp chí Nam Phong phát hành tháng 12 năm 1919, cho rằng cụ Nguyễn Du đã dựa vào tác phẩm của Dư Hoài để viết Đoạn Trường Tân Thanh.

>>> Tham khảo: Những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời của Nguyễn Du đã có ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều

-------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về Đoạn trường tân thanh có nghĩa là gì? Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 07/10/2022 - Cập nhật : 07/10/2022