logo

Cái răng cái tóc là góc con người ý nghĩa

Câu trả lời chính xác nhất: “Cái răng cái tóc là góc con người” là câu tục ngữ xưa nói về vẻ đẹp. Người xưa đề cao việc chăm sóc răng và tóc đến mức chỉ nhìn vào đấy là có thể đánh giá được nhan sắc, thậm chí cả tính cách nữa. Để hiểu rõ hơn về cái răng cái tóc là góc con người ý nghĩa là gì, mời các bạn cùng Toploigiai đến với phần nội dung dưới đây nhé:


1. Cái răng cái tóc là góc con người ý nghĩa là gì?

Trước hết ta có thể hiểu “cái răng, cái tóc” ở đây chính là từ chỉ hai bộ phận răng và tóc trên gương mặt mỗi người, là thứ thuộc về ngoại hình. Còn “gốc con người” là một từ mang ẩn ý sâu xa, nói về tính cách của mỗi người.

Tuy nghe qua thì có vẻ ngoại hình và tính cách khó có thể gộp chung lại làm một, thế nhưng một người có vẻ đẹp sáng sủa và sạch sẽ vẫn có thể phản ánh phần nào cá tính của riêng họ.

Về mặt ngữ nghĩa, câu tục ngữ ‘Cái răng cái tóc là gốc con người’ có thể hiểu rằng: hai bộ phận răng và tóc là thứ góp phần tạo nên vẻ đẹp của con người. Như vậy, câu tục ngữ đang nhắc đến vấn đề hình thức, nhắc nhở mỗi người chúng ta đều cần phải để ý và chăm chút cho vẻ bề ngoài.

Ngày nay, mái tóc và hàm răng cũng được xem là biểu tượng cho vẻ đẹp và là tiêu chí để đánh giá một người trong lần đầu gặp mặt. Bởi răng và tóc có sạch đẹp chứng tỏ đối phương là một người ưa sạch sẽ và biết cách tự chăm sóc cho ngoại hình của bản thân.

Một người có bề ngoài tươm tất sẽ khiến đôi bên đều thoải mái khi gặp mặt, đồng thời cũng có thể giúp gây ấn tượng với đối phương. Một mái tóc suôn dài gọn gàng, hay một hàm răng trắng bóng sạch sẽ đều là cách ghi điểm cực kỳ tốt và cũng dễ dàng nhận được thiện cảm từ những người xung quanh.

>>> Tham khảo: Ca dao tục ngữ về cội nguồn


2. Răng, tóc – hai bộ phận thể hiện quan niệm về cái đẹp

Tùy theo thời, chuẩn mực của cái đẹp có thể thay đổi. Trong đó răng và tóc dường như là hai bộ phận có tác động lớn nhất đến quan niệm của con người về cái đẹp.

Nếu như khi xưa, cả đàn ông và đàn bà Việt đều để tóc dài. Thì bây giờ người ta để tóc theo ý thích, theo xu hướng. Tóc được tạo nhiều kiểu, nhiều dáng khác nhau. Thậm chí người ta còn nhuộm màu cho tóc. Mỗi năm lại có một kiểu tóc mới, tạo nên những trào lưu mới trong xã hội

Ngay cả với hàm răng – thứ tưởng chừng như không thể thay đổi. Thì giờ đây, khi y học phát triển, người ta hoàn toàn có thể chỉnh lại những hàm răng chưa đẹp. Xưa người Việt ta chuộng nhuộm răng đen. Răng nhánh hạt huyền mới được coi là đẹp. Thì bây giờ ta lại chuộng răng trắng. Răng càng trắng, càng đều thì càng được ưa chuộng.

Tuy mỗi thời điểm, quan niệm về vẻ đẹp lại khác nhau. Nhưng vị trí và tầm quan trọng của răng và tóc là không hề thay đổi. Chỉ cần thay kiểu tóc hay răng có vấn đề gì thì gương mặt cũng có sự thay đổi rõ rệt.

Và với sự thay đổi ấy, Cái răng cái tóc là góc con người lại càng đúng đắn. Bởi kiểu tóc, màu tóc, hình dáng của răng miệng cũng là cách để con người ta thể hiện cá tính và cảm xúc. Cái răng, cái tóc ngày càng trở thành phương tiện để con người thể hiện mình và đánh giá người khác.


3. Phân tích câu “Cái răng cái tóc là góc con người”

Câu tục ngữ nhắc đến hai bộ phận trên khuôn mặt con người là răng và tóc, được coi là một “góc con người”. Qua đó, cho thấy vai trò quan trọng của chúng, vừa thể hiện được phần nào tình trạng sức khỏe con người vừa biểu hiện cho vóc dáng, tính tình, nét đẹp của con trai con gái. Trải qua thời gian dài, tiêu chuẩn về cái đẹp của dân gian ta cũng có nhiều thay đổi. Phụ nữ xưa đẹp trong mái tóc dài, răng đen láy hạt na, đàn ông với mái tóc dài búi cao. Ngày nay, cách để tóc đã có nhiều sự lựa chọn cho phù hợp với tính cách mạnh mẽ hay dịu dàng và sở thích của mỗi người. Tuy nhiên, dù thời nào, người có mái tóc mượt mà, óng ả, hàm răng trắng sáng sẽ thu hút được ánh nhìn thiện cảm của người đối diện. Vì vậy câu tục ngữ muốn nhắc nhở con người phải biết giữ gìn, chăm sóc hàm răng và mái tóc của mình. Bởi đó cũng là một trong những “tiêu chí” để người ngoài đánh giá khi nhìn vào chúng ta. Câu tục ngữ thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá về con người của nhân dân ta.

Cái răng cái tóc là góc con người ý nghĩa

Bên cạnh đó, cái răng cái tóc còn có mối quan hệ mật thiết với văn hóa dân tộc. Trong xã hội xưa, mái tóc có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tóc là vật đính ước, là sợi dây gắn kết nhân duyên.

Nó còn là tiêu chí để đánh giá đức hạnh của người phụ nữ. Phụ nữ thời xưa, nếu chửa hoang hoặc làm chuyện ô ế thì sẽ bị cạo trọc đầu, bôi vôi. Lúc bấy giờ, bị cắt bỏ đi mái tóc là sự trừng phạt vô cùng nặng nề. Hay trong quan niệm của Phật giáo, những người muốn quy y thì phải cạo trọc đầu. Họ cho rằng, bỏ đi mái tóc là cách để đoạn tuyệt với trần tục, không vương vấn nhân gian.

Hàm răng cũng mang trong mình những ý nghĩa rất riêng. Trước đây, người Việt Nam quan niệm rằng một nụ cười đẹp bao gồm một hàm răng được nhuộm cho đen bóng.

Năm quan mua lấy miệng cười.

Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen”

Hàm răng đen kèm với tục ăn trầu đã khiến cho người phụ nữ Việt có một nét duyên riêng. Cái duyên từ hàm răng đen ấy vừa thể hiện truyền thống Việt, vừa là cách để giữ gìn sức khỏe và răng miệng.

>>> Tham khảo: 30 câu ca dao tục ngữ nói về nhân cách con người

---------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về cái răng cái tóc là góc con người ý nghĩa là gì? Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 07/10/2022 - Cập nhật : 01/12/2022