logo

Độ lớn áp suất khí quyển được tính thế nào?

icon_facebook

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Độ lớn áp suất khí quyển được tính thế nào?” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Vật Lý 8.


Trả lời câu hỏi: Độ lớn áp suất khí quyển được tính thế nào?

Áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thủy ngân trong ống Tô-ri-xe-li.

Vì cột thủy ngân cao 76 cm = 0,76 m và thủy ngân có trọng lượng riêng d = 136000 N/m3 nên áp dụng công thức tính áp suất chất lỏng:

p = d.h = 136 000 x 0,76 = 103360 Pa

Chú ý: Vì áp suất khí quyển bằng áp suất gây ra bởi cột thủy ngân trong ống nghiệm Tô-ri-xe-li, nên người ta còn dùng chiều cao của cột thủy ngân để diễn tả độ lớn của áp suất khí quyển. Do đó, người ta thường dùng đơn vị mmHg làm đơn vị đo áp suất khi quyển.


Kiến thức tham khảo về áp suất khí quyển 


1. Áp suất khí quyển là gì?

Áp suất khí quyển hay còn được gọi là áp suất không khí, là trọng lượng của lớp vỏ không khí có xung quanh trái đất tác dụng lên vật để đặt trong nó.

Hay hiểu một cách đơn giản hơn áp suất khí quyển chính là áp suất không khí chúng ta đang hít thở hằng ngày. Ngoài định nghĩa trên, lý thuyết về áp suất khí quyển trong Vật lý 8 được định nghĩa như sau: Chung quanh trái đất được bao bọc bởi một lớp không khí dày tới hàng ngàn Ki-lô-mét gọi là khí quyển. Do không khí có trọng lượng nên khi đó trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu áp suất của lớp không khí này và được gọi là áp suất khí quyển.


2. Áp suất khí quyển là bao nhiêu?

Độ lớn của áp suất khí quyển được xác định trên thí nghiệm của Torixenli và người ta đã tính được áp suất khí quyển có độ lớn khoảng 103360 Pa(làm tròn là 100 000 Pa

Độ lớn áp suất khí quyển được tính thế nào?
Ống Tô-ri-xe-li

Không chỉ dùng đơn vị Pascal (Pa) người ta còn dùng một số đơn vị khác để đo: 

Ta có: 1 atm (Átmốtphe) = 101325 Pa (gần bằng 100000 Pa

1 Torr = 1 mmHg (Milimet thủy ngân) = 133,3 Pa


3. Độ lớn của áp suất khí quyển

Để đo áp suất khí quyển người ta dùng ống Tô-ri-xe-li:

+ Ông lấy một ống thuỷ tinh một đầu kín dài khoảng 1m, đổ đầy thuỷ ngân vào.

+ Lấy ngón tay bịt miệng ống lại rồi quay ngược ống xuống.

+ Nhúng chìm miệng ống vào một chậu đựng thuỷ ngân rồi bỏ ngón tay bịt miệng ống ra, thuỷ ngân trong ống tụt xuống, còn lại khoảng h nào đó tính từ mặt thoáng của thuỷ ngân trong chậu.

- Độ lớn của áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thuỷ ngân trong ống Tô-ri-xe-li.

- Đơn vị đo áp suất khí quyển thường dùng là mmHg:

+ 1 mmHg = 136 N/m2 

+ 1 atm = 76 cmHg =101300 Pa


4. Đặc điểm của áp suất khí quyển

Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương. Áp suất khí quyển phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như nhiệt độ, gió, độ cao,...Càng lên cao, áp suất khí quyển càng giảm do không khí trở nên loãng hơn. Cứ lên cao 12 mét thì áp suất khí quyển lại giảm khoảng 1 mmHg. Áp suất khí quyển tại một nơi thay đổi theo thời gian và những thay đổi này ảnh hưởng đến thời tiết của nơi đó.


5. Các dạng bài tập về áp suất khí quyển 

Giống như các bài tập về chủ đề khác, áp suất bầu khí quyển cũng có các bài tập riêng biệt. Vẫn là hai dạng bài trắc nghiệm và tự luận, các em cần phải nắm rõ về lý thuyết và cách vận dụng. Chúng tôi đã chia thành hai dạng bài và lấy ví dụ phía dưới đây. Các em hãy đọc và tham khảo nhé!

a) Dạng bài trắc nghiệm

Với dạng bài này, chủ yếu những câu hỏi sẽ xoay quanh lý thuyết. Các em chỉ cần nhớ kỹ về định nghĩa, cách hình thành áp suất khí quyển để làm bài. Ngoài ra, những ví dụ thực tế về chủ đề này cũng có thể đưa vào câu hỏi. Đáp án câu hỏi trắc nghiệm có thể đúng một phần hoặc không đầy đủ. Các em cần phải đọc kỹ và chọn được đáp án chính xác đầy đủ nhất. 

Ví dụ: Hiện tượng nào do áp suất bầu khí quyển gây ra?

A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng lại phồng lên như cũ

B. Hút xăng từ bình chứa của xe bằng vòi

C. Uống nước trong cốc bằng ống hút

D. Lấy thuốc vào xilanh để tiêm

b) Dạng bài tự luận 

Dạng bài tự luận thường sẽ khó hơn so với trắc nghiệm. Các em sẽ phải tính toán từng bước để đưa ra kết quả cuối cùng. Từ những dữ kiện đề bài đưa ra, các em chọn được dữ kiện đúng. Từ đó lý giải, lắp ghép vào công thức để tính toán chính xác nhất. Áp suất bầu khí quyển được coi là dạng bài khó. Các em cần chú ý nhiều hơn. 

Ví dụ: Trên đỉnh một ngọn đồi cao 650 m người ta đo áp suất khí quyển được 715 mmHg. Tính áp suất khí quyển ở chân đồi? Biết rằng cứ lên cao 12 m thì áp suất bầu khí quyển giảm 1 mmHg?


6. Ví dụ về áp suất khí quyển

Dưới đây là một số ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển: 

Ví dụ 1: Trên nắp các bình nước lọc sẽ có một lỗ nhỏ thông với khí quyển để có thể lấy nước dễ dàng hơn.

Ví dụ 2: Các bình pha trà thường có một lỗ nhỏ trên nắp để thông với khí quyển sẽ giúp việc rót nước dễ hơn.

Ví dụ 3: Khi máy bay hạ cánh, thường xảy ra các hiện tượng khó chịu như cảm thấy đau đầu, ù tai, năng lực nghe giảm sút. Đây là lý do là trong quá trình máy bay hạ cánh, áp suất không khí biến đổi trong chớp mắt.         

icon-date
Xuất bản : 08/04/2022 - Cập nhật : 11/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads