logo

Áp suất khí quyển tồn tại ở đâu?

icon_facebook

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Áp suất khí quyển tồn tại ở đâu?” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Vật Lý 8.


Trả lời câu hỏi: Áp suất khí quyển tồn tại ở đâu?

Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.

Ví dụ: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía do chịu áp suất khí quyển.


Kiến thức tham khảo về áp suất khí quyển


1. Áp suất khí quyển là gì?

Áp suất khí quyển, đôi khi còn được gọi là áp suất không khí, là độ lớn của áp lực trong bầu khí quyển Trái Đất (hay của một hành tinh khác, ngôi sao khác) trên một đơn vị diện tích. Trong hầu hết các trường hợp, áp suất khí quyển gần tương đương với áp suất thủy tĩnh do trọng lượng của không khí ở trên điểm đo. Nếu độ cao tăng, khối lượng khí quyển giảm xuống ít hơn, do đó áp suất khí quyển giảm với độ cao ngày càng tăng. Áp lực đo lực trên một đơn vị diện tích, với các đơn vị SI của Pascal (1 Pascal = 1 Newton trên một mét vuông, 1 N/m2). Trung bình, một cột không khí có diện tích mặt cắt ngang 1 cm2, được đo từ mực nước biển trung bình đến đỉnh của bầu khí quyển Trái Đất, có khối lượng khoảng 1,03 kg và có lực hoặc "trọng lượng "khoảng 10,1 Newton hoặc 2,37 lbf, dẫn đến áp suất ở mực nước biển khoảng 10,1 N/cm2 hoặc 101 kN/m2 (101 Kilopascals, kPa). Một cột không khí có diện tích mặt cắt ngang là 1 in2 (6,45 cm2) có khối lượng khoảng 6,65 kg và trọng lượng khoảng 65,4 N hoặc 14,7 lbf, dẫn đến áp suất 10,1 N/cm2 hoặc 14,7 lbf/in2. Tại Hoa Kỳ áp suất khí quyển gần mực nước biển thường được làm tròn thành 15 lbf/in2, và thể hiện là "15 psi".

[ĐÚNG NHẤT] Áp suất khí quyển tồn tại ở đâu?

2. Áp suất khí quyển là bao nhiêu?

Độ lớn của áp suất khí quyển được xác định trên thí nghiệm của Torixenli và người ta đã tính được áp suất khí quyển có độ lớn khoảng 103360 Pa (làm tròn là 100 000 Pa)

Không chỉ dùng đơn vị Pascal (Pa) người ta còn dùng một số đơn vị khác để đo:

Ta có: 1 Atm (Átmốtphe) = 101325 Pa  (gần bằng 100000 Pa)

           1 Torr = 1 mmHg (Milimet thủy ngân) = 133,3 Pa


3. Đặc điểm, công thức tính áp suất khí quyển

Áp suất khí quyển có đặc điểm gì?

- Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương

- Áp suất khí quyển phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như nhiệt độ, gió, độ cao,….

- Càng lên cao, áp suất khí quyển càng giảm do không khí trở nên loãng hơn. Cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển lại giảm khoảng 1 mmHg

- Áp suất khí quyển tại một nơi thay đổi theo thời gian và những thay đổi này ảnh hưởng đến thời tiết của nơi đó.

Công thức tính áp suất khí quyển

[ĐÚNG NHẤT] Áp suất khí quyển tồn tại ở đâu? (Ảnh 2)

Để biết được áp suất khí quyển bằng bao nhiêu bar thì ta có bảng chuyển đổi các đơn vị đo áp suất sau đây:

[ĐÚNG NHẤT] Áp suất khí quyển tồn tại ở đâu? (Ảnh 3)

4. Dụng cụ đo áp suất khí quyển

- Người ta thường đo áp suất khí quyển bằng thủy ngân hoặc áp kế Aneroid. Cụ thể, áp kế thủy ngân đo chiều cao của cột thủy ngân trong ống thủy tinh được dựng thẳng đứng. Khi áp suất không khí mà thay đổi thì kéo theo chiều cao của cột thủy ngân cũng thay đổi theo.

- Các nhà khí tượng khi đo áp suất không khí theo đơn vị gọi là khí quyển (atm). Một bầu khí quyển tương đương với 1.013 Millibars (MB) ở mực nước biển và được chuyển thành 760 Milimét khi đo trên áp kế thủy ngân.

- Áp suất trong không khí không đồng đều trên khắp hành tinh, phạm vi bình thường của áp suất không khí Trái đất dao động từ 980 MB đến 1.050 MB. Lý do có sự khác biệt này là do sự gia nhiệt không đều trên bề mặt Trái đất và lực dốc áp suất.

- Áp suất khí quyển cao nhất được đo tại Agata, Siberia, vào ngày 31 tháng 12 năm 1968 rơi vào khoảng  1.083,8 MB. Còn áp suất thấp nhất từng được đo là 870 MB tại Typhoon Tip đánh vào phía Tây của Thái Bình Dương vào ngày 12 tháng 10 năm 1979.


5. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại?

A. việc hút mạnh đã làm bẹp hộp.

B. áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng.

C. áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp.

D. khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi.

Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại vì áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp

Bài 2: Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về áp suất khí quyển?

A. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng công thức p = d.h

B. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng chiều cao của cột thủy ngân trong ống Tôrixenli.

C. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.

D. Ta có thể dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.

p = d.h là công thức tính áp suất chất lỏng

Bài 3: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không do áp suất khí quyển gây ra?

A. Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.

B. Con người có thể hít không khí vào phổi.

C. Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn.

D. Vật rơi từ trên cao xuống.

Vật rơi từ trên cao xuống do lực hấp dẫn

Bài 4: Áp suất khí quyển thay đổi như thế nào khi độ cao càng tăng?

A. Càng tăng

B. Càng giảm

C. Không thay đổi

D. Có thể vừa tăng, vừa giảm

Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất khí quyển càng giảm

Bài 5: Áp suất khí quyển bằng 76 cmHg đổi ra là?

A. 76 N/m2

 B. 760 N/m2 

C. 103360 N/m2 

D. 10336000 N/m2

76 cmHg = 760 mmHg = 760.136 = 103360 N/m2

Bài 6: Một căn phòng rộng 4m, dài 6m, cao 3m. Biết khối lượng riêng của không khí là 1,29 kg/m3. Tính trọng lượng của không khí trong phòng.

A. 500 N 

B. 789,7 N 

C. 928,8 N 

D. 1000 N

- Thể tích của phòng là:

V = 4.6.3 = 72 m3

- Khối lượng không khí trong phòng là:

m = V.D = 72.1,29 = 92,88 kg

- Trọng lượng của không khí trong phòng là:

P = 10.m = 10.92,88 = 928,8 N

Bài 7: Người ta dùng một áp kế để xác định độ cao. Kết quả cho thấy chân núi áp kế chỉ 75 cmHg, ở đỉnh núi áp kế chỉ 71,5 cmHg. Nếu trọng lượng riêng của không khí không đổi và có độ lớn là 12,5 N, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m3 thì đỉnh núi cao bao nhiêu mét?

A. 321,1 m

 B. 525,7 m 

C. 380,8 m 

D. 335,6 m

- Áp suất ở độ cao h1 là 102000 N/m2

- Áp suất ở độ cao h2 là 97240 N/m2

- Độ chênh lệch áp suất ở hai độ cao là: 102000 – 97240 = 4760 N/m2

Vậy đỉnh núi cao: h2 – h1 = 4760/12,5 = 380,8 m

icon-date
Xuất bản : 08/04/2022 - Cập nhật : 11/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads