logo

Điều kiện tự nhiên của Lào

Lào có nhiều sông ngòi, suối rất quan trọng cho nông nghiệp. Các sông suối này cung cấp phù sa, nước tưới cho trồng trọt và thực phẩm cho nhân dân Lào.

Cùng Top lời giải trả lời chính xác, chi tiết cho câu hỏi: “Điều kiện tự nhiên của Lào” kèm theo những kiến thức vận dụng hay nhất được các thầy cô biên soạn là tài liệu ôn tập dành các bạn học sinh để đạt kết quả cao


Câu hỏi: Điều kiện tự nhiên của Lào

Trả lời:

– Địa hình: các dạng núi, cao nguyên, đồng bằng trong lãnh thổ từng nước.

– Khí hậu:

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa của Lào chịu tác động rất lớn của địa hình.

+ Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 do gió mùa tây nam thổi đến gây mưa; sườn đón gió nhận lượng mưa lớn (sang đến Việt Nam gió trở nên khô nóng gây nên hiện tượng gió tây nam khô nóng, thường gọi là gió Lào ở các tỉnh miền Trung).

+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió mùa đông bắc khô lạnh, gây rét buốt. Vùng núi phía bắc chịu ảnh hưởng của sương giá.

– Sông, hồ lớn:

+ Sông Mê Công với nhiều phụ lưu (17 nhánh) thu hút nguồn nước mưa dồi dào, vừa là nguồn cung cấp nước tưới, vừa là nguồn thuỷ năng giàu có của Lào.

+ Khí hậu nhiệt đới ấm áp quanh năm, sông Mê Công giàu nguồn nước, nguồn thủy điện, đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, diện tích rừng còn nhiều.

+Tuy nhiên, do không có đường biên giới biển, đất canh tác ít, mùa khô gây khó khăn cho sản xuất.


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Vị trí địa lí của Lào

- Thuộc khu vực Đông Nam Á

- Phía đông giáp Việt Nam

- Phía bắc giáp Trung Quốc và Mi-an-ma

- Phía tây giáp Thái Lan

- Phía nam giáp Cam-pu-chia.

=> Giao thương với bên ngoài chủ yếu bằng đường bộ, đường sông và thông qua cảng biển của miền Trung Việt Nam.


2. Điều kiện tự nhiên Lào:

– Địa hình:

+ 95% diện tích là núi và cao nguyên.

+ Các dãy núi cao tập trung ở phía bắc.

+ Đồng bằng chỉ chiếm 10% diện tích đất nước, tập trung dọc theo sông Mê Công và được phủ đất phù sa. Các cao nguyên được phủ đất íeralit, riêng cao nguyên Bôlôven có đất đỏ badan màu mỡ.

– Khí hậu:

Khí hậu trong khu vực là khí hậu nhiệt đới với đặc trưng là có mùa mưa và mùa khô trong đó mùa mưa diễn ra hàng năm từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp theo đó là mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.               

– Sông, hồ:

- Lào có nhiều sông ngòi, suối rất quan trọng cho nông nghiệp. Các sông suối này cung cấp phù sa, nước tưới cho trồng trọt và thực phẩm cho nhân dân Lào.

- Sông chính là sông Mê Kông, là con sông lớn nhưng chưa được phát huy, chưa được sử dụng hết giá trị kinh tế của nó vì còn đang ở trạng thái hoang sơ. Trong tương lai những con sông ở Lào là nguồn cung cấp năng lượng thủy điện mạnh.


3. Dân số và ngôn ngữ Lào

- Khoảng 60% dân cư là dân tộc Lào theo nghĩa hẹp, nhóm cư dân thống lĩnh trong chính trị, văn hóa sinh sống ở các khu vực đất thấp. Dân tộc Lào bắt nguồn từ người Thái di cư từ Trung Quốc xuống phía nam khoảng thiên niên kỷ 1 trước công nguyên. 8% dân cư thuộc các sắc tộc khác ở vùng đất thấp cùng với người Lào được gọi chung là Lào Lùm.

- Các dân tộc sinh sống ở vùng cao là người H’Mông (Mèo), Dao (Yao hay Miền), Thái đen, Shan và một ít người gốc Tây Tạng-Miến Điện, sống tại các khu vực cô lập của Lào.

- Ngôn ngữ chính thức và chi phối là tiếng Lào, một kiểu phát âm của Nhóm ngôn ngữ Thái. Người Lào vùng trung và cao nguyên nói tiếng của bộ lạc mình.


4. Chính sách phát triển kinh tế Lào

- Về phát triển kinh tế-xã hội, sau khi thực hiện đường lối đổi mới và tổ chức triển khai nghị quyết đại hội IX của Đảng nhân dân Cách mạng Lào. CHDCND Lào đã giành được thắng lợi trên nhiều mặt như chính trị, văn hóa, kinh tế, giáo dục… Về chính trị đã giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ; ổn định về hệ thống chính trị và trật tự xã hội.

- Trong lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội có nhiều thành công, nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế. Kinh tế có sự ổn định; công tác xóa đói giảm nghèo của nhân dân gắn liền với việc xây dựng bản và cụm bản phát triển đạt được nhiều thành công, các hộ nghèo giảm xuống từ 20,4% trong năm 2010, chỉ còn lại không đến 10 % trong năm 2015. Một số bản đã trở thành trung tâm phát triển kinh tế – xã hội và trở thành đô thị nhỏ ở nông thôn; quan trọng hơn là xuất hiện yếu tố mới trong quá trình làm ăn của nhân dân các bộ tộc ở các địa phương


5. Văn hóa Lào

a. Ẩm thực

Nền văn hóa độc đáo của người Lào thể hiện trong văn hóa ẩm thực. Người Lào ăn gạo là chính; các món ăn có đặc điểm là dùng những gia vị như gừng, me, lá chanh, và nhiều loại ớt khô rất cay. Vị chính trong các món ăn hầu hết các món ăn đều có rất nhiều ớt. Chỉ riêng ớt có hàng chục món: từ ớt chiên giòn, ớt muối chua, ớt sa tế, ớt hầm, ớt luộc … Món ăn tiêu biểu của người Lào là sự pha trộn giữa cay và ngọt, được trung hòa thêm thảo mộc. Mắm cá (pa dek) và mắm Cheo gồm da trâu, ớt nướng, tỏi nướng, riềng nướng, đường cùng nhiều gia vị thảo mộc trộn lẫn hoặc mắm Muok gồm lòng cá trộn ớt, sả, củ hành… hầu như nhà nào cũng có và nước mắm (nám pla) được người Lào sử dụng hết sức phổ biến

[ĐÚNG NHẤT] Điều kiện tự nhiên của Lào

b. Lễ hội

[ĐÚNG NHẤT] Điều kiện tự nhiên của Lào

- Lễ hội ở đất nước Lào hay được gọi là Bun. Nghĩa đúng của Bun là phước. Làm Bun nghĩa là làm phước để được phước. Cũng như các bước trong khu vực Đông Nam Á, lễ hội tại đất nước Lào cũng chia làm 2 phần, phần lễ và phần hội. Lào là xứ sở của lễ hội, tháng nào trong năm cũng có. Mỗi năm có 4 lần tết: Tết Dương Lịch, Tết Nguyên Đán (như ở một số nước Á Đông), Tết Lào (Bun PiMay vào tháng 4) và Tết H’mong (tháng 12).

- Ngoài ra còn các lễ hội: Bun PhaVet ( Phật hóa thân) vào tháng 1 ; Bun VisakhaPuya (Phật Đản) vào tháng 4; Bun BangPhay (pháo thăng thiên) vào tháng 5; Bun Khao PhanSa (mùa chay) vào tháng 7; Bun Khao Padapdin (tưởng nhớ người đã mất) vào tháng 9; Bun Suanghua (đua thuyền) vào tháng 10.

>>> Xem thêm: Văn hóa Lào chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền?

icon-date
Xuất bản : 28/04/2022 - Cập nhật : 05/05/2022