logo

Điểm nổi bật trong đường lối đối ngoại của Inđônêxia và Miến Điện từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX là

Quốc gia trung lập là Quốc gia không tham gia các khối liên minh quân sự, không kí kết các hiệp ước dẫn đến xung đột vũ trang. Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, Inđônêxia và Miến Điện thi hành chính sách hòa bình trung lập, không tham gia vào các khối quân sự xâm lược của các nước đế quốc.


Câu hỏi: Điểm nổi bật trong đường lối đối ngoại của Inđônêxia và Miến Điện từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX là

A. Ủng hộ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

B. Ủng hộ Mĩ trong cuộc chiến tranh Việt Nam

C. Hòa bình, trung lập

D. Đứng về phía Mĩ, tham gia vào khối SEATO

Đáp án đúng: C. Hòa bình, trung lập

 Giải thích của giáo viên Toploigiai lí do chọn đáp án C

Trong thời kì chiến tranh lạnh, Inđônêxia và Miến Điện thi hành chính sách hòa bình trung lập, không tham gia vào các khối quân sự xâm lược của các nước đế quốc. Điều này thể hiện sự phân hóa trong đường lối đối ngoại của các nước Đông Nam Á từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX.


- Khái niệm hòa bình là gì?

+ Hòa bình không đơn giản chỉ là không có chiến tranh. Hòa bình là khi chúng ta đang sống hòa thuận và không có sự đấu đá lẫn nhau. Nếu mỗi người trong thế giới được yên ổn, đó sẽ là một thế giới hòa bình.

+ Hòa bình còn có nghĩa là đang sống sự thinh lặng nội tâm. Hòa bình là tình trạng bình tĩnh và thư thái của trí óc.

+ Hòa bình bắt đầu nơi mỗi người chúng ta. Xuyên qua thinh lặng và sự suy nghĩ đúng đắn về ý nghĩa của nó, chúng ta có thể tìm được nhiều cách mới mẻ và sáng tạo để tạo thuận lợi cho sự hiểu biết về các mối quan hệ và sự hợp tác với tất cả mọi người.

Điểm nổi bật trong đường lối đối ngoại của Inđônêxia và Miến Điện từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX là

- Thế nào là Quốc gia trung lập 

Quốc gia trung lập là Quốc gia không tham gia các khối liên minh quân sự, không kí kết các hiệp ước dẫn đến xung đột vũ trang, không tham chiến trừ trường hợp tự vệ, không cung cấp tài chính, vũ khí, phương tiện tiến hành chiến tranh, không cho phép các bên đối địch tuyển mộ nhân viên quân sự, không cho lập căn cứ quân sự, hậu cần trên lãnh thổ nước mình, trừ trường hợp thực hiện công vụ của nước bảo hộ theo những điều khoản của bốn công ước Giơnevơ ngày 12/8/1949 về bảo hộ nạn nhân chiến tranh.


- Chính sách đối ngoại của Inđônêxia và Miến Điện từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX

+ Inđônêxia, Miến Điện thi hành chính sách hòa bình, trung lập, không tham gia vào khối quân sự xâm lược của các nước đế quốc.  Không tham gia các khối liên minh quân sự, không kí kết các hiệp ước dẫn đến xung đột vũ trang, không tham chiến trừ trường hợp tự vệ, không cung cấp tài chính, vũ khí, phương tiện tiến hành chiến tranh.

>>> Tham khảo: Việc kí kết Hiệp ước thân thiện và hợp tác có ý nghĩa như thế nào với các nước Đông Nam Á?

icon-date
Xuất bản : 22/09/2022 - Cập nhật : 22/09/2022