logo

Điểm chung của hiệp ước Bali (1976) và định ước Henxinki (1975) là?

Cùng Top lời giải đến với phần trả lời chính xác, chi tiết cho câu hỏi: “Điểm chung của hiệp ước Bali (1976) và định ước Henxinki (1975) là?” cùng với kiến thức vận dụng hay nhất là tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho các bạn học sinh

Câu hỏi: Điểm chung của hiệp ước Bali (1976) và định ước Henxinki (1975) là?

A. Khẳng định sự bền vững của đường biên giới giữa các quốc gia

B. Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa

C. Xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước

D. Tăng cường sự hợp tác giữa các nước trong lĩnh vực khoa học- kĩ thuật

Đáp án đúng: C. Xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước

Điểm chung của hiệp ước Bali (1976) và định ước Henxinki (1975) là xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước

Giải thích:

*Hiệp ước Bali (1976) xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước

+Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

+ Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.

+ Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

*Định ước Henxinki (1975) khẳng định những nguyên tắc cơ bản tring quan hệ giữa các quốc gia và sự hợp tác giữa các nước.

=> Điểm chung của Hiệp ước Bali (1976) và Định ước Henxinki là đều xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước

Tìm hiểu về hiệp ước Bali

a) Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN

- Bước vào thập niên 60, các nước cần liên kết, hỗ trợ nhau để cùng phát triển.

- Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.

- Đối phó với chiến tranh Đông Dương.

- Nhiều tổ chức hợp tác mang tính khu vực xuất hiện ở nhiều nơi. Sự thành công của khối thị trường chung Châu Âu

- ASEAN  là 1 tổ chức liên minh chính trị - kinh tế của khu vực.

- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Bangkok (Thái Lan), gồm 5 nước: Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippine và Thái Lan. Trụ sở ở Jakarta (Indonesia).

b) Nội dung của Hiệp ước Bali (2/1976)

Hiệp ước Bali (2-1976) xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước:

- Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

- Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.

- Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

- Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.

- Trong giai đoạn đầu (1967 – 1975), ASEAN còn là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác còn lỏng lẻo, chưa có vị thế trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của AESAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tạ Bali (Inđônêxia) vào tháng 2-1976 với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali để ra những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.

=> Hiệp định Bali có ý nghĩa quan trọng là đánh dấu sự khởi sắc của ASEAN.

>>> Xem thêm: Các hiệp ước của ASEAN

Tìm hiểu về hiệp định Helsinki

a) Tìm hiểu chung

Hiệp định Helsinki, Helsinki cuối cùng Đạo luật, hoặc Helsinki Tuyên bố  là hành động cuối cùng của Hội nghị về an ninh và hợp tác ở châu Âu được tổ chức tại Tòa nhà Finlandia của Helsinki, Phần Lan, trong tháng 7 và 1 tháng 8 năm 1975. Ba mươi lăm quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, Canada, và tất cả các quốc gia châu Âu, ngoại trừ Albania và Andorra đã ký tuyên bố trong một nỗ lực cải thiện quan hệ giữa Cộng sản và phương Tây. Tuy nhiên, Hiệp ước Helsinki không bị ràng buộc vì nó không có tư cách hiệp ước

Điểm chung của hiệp ước Bali (1976) và định ước Henxinki (1975) là?

b) Nội dung Định ước Henxinki

- Định ước xác nhận quyền bình đẳng của các quốc gia, không dùng vũ lực, không xâm lấn lãnh thổ, giải quyết hòa bình các cuộc xung đột, không can thiệp vào nội bộ của nhau, tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, quyền dân tộc tự quyết, hợp tác trên cơ sở nhu cầu chính đáng của mọi dân tộc. Năm 1977, tại Beograd, thủ đô của Liên bang Cộng hòa XHCN Nam Tư, các nước tiếp tục thương lượng về vấn đề an ninh và hợp tác, đồng thời đưa ra những hình thức phù hợp để thực hiện Định ước.

- Nguyên tắc cấm đe doạ dùng vũ lực hay vũ lực trong Định ước Henxinki

+ Cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia khác trái với các quy phạm của luật quốc tế;

+ Cấm các hành vi trấn áp bằng vũ lực;

+ Không được cho quốc gia khác sử dụng lãnh thổ nước mình để tiến hành xâm lược chống quốc gia thứ ba;

+ Không tổ chức, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến hay các hành vi khủng bố tại quốc gia khấc

+ Không tổ chức hoặc khuyến khích việc tổ chức các băng nhóm vũ trang, lực lượng vũ trang phi chính quy, lính đánh thuê để đột nhập vào lãnh thổ quốc gia khác.

icon-date
Xuất bản : 27/04/2022 - Cập nhật : 28/11/2022