logo

ASEM là tên viết tắt của tổ chức nào?

ASEM là diễn đàn đối thoại và hợp tác không chính thức, được sáng lập vào năm 1996 theo sáng kiến của Singapore và Pháp và dưới sự ủng hộ tích cực của ASEAN. ASEM là tên viết tắt của diễn đàn hợp tác Á – Âu hay còn gọi là Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu.


Trắc nghiệm: ASEM là tên viết tắt của tổ chức

  A. Diễn đàn hợp tác Á – Âu

  B. Diễn đàn kinh tế thế

  C. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

  D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Đáp án đúng: A. Diễn đàn hợp tác Á – Âu

ASEM là tên viết tắt của diễn đàn hợp tác Á – Âu.


Giải thích của giáo viên Top lời giải lí do chọn đáp án A

Diễn đàn hợp tác Á – Âu (tiếng Anh: The Asia-Europe Meeting, tên viết tắt là ASEM), được chính thức thành lập vào năm 1996 trong hội nghị cấp cao đầu tiên tại Bangkok. ASEM là một diễn đàn liên khu vực bao gồm Ủy ban châu Âu và 27 nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) và 14 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và ASEAN+3.

asem là tên viết tắt của tổ chức nào

Với 26 thành viên sáng lập, chiếm hơn 5% GDP thế giới và 40% thương mại thế giới, lần đầu tiên trong lịch sử một cơ chế đối thoại bình đẳng giữa châu Á và châu Âu đã được hình thành. Tại Hội nghị Á - Âu lần thứ 5 (ASEM 5) được tổ chức vào đầu tháng 10/2004 tại Hà Nội, 13 nước, trong đó có 10 thành viên mới của EU (Séc, Hungari, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta và Cộng hoà Síp) và 3 nước còn lại của của ASEAN là Lào, Campuchia và Myanmar đã được kết nạp vào ASEM, đưa tổng số thành viên ASEM lên 39 nước thành viên, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của tiến trình ASEM.

ASEM hoạt động trên 3 lĩnh vực hay còn gọi là 3 trụ cột: đối thoại chính trị, hợp tác kinh tế-tài chính, và hợp tác trong lĩnh vực khác. Hợp tác kinh tế của ASEM tập trung vào 3 lĩnh vực thương mại, đầu tư, tài chính. Trong suốt 10 năm qua, tiến trình hợp tác ASEM đã trở thành cầu nối giữa hai lục địa Á -Âu, thúc đẩy hợp tác và hiểu biết lẫn nhau giữa hai khu vực. Trong tương lai hợp tác Á -Âu sẽ ngày càng phát triển, tạo thành một bộ phận quan trọng trong mối quan hệ giữa 3 đại khu vực của thế giới: Á -Âu-Mỹ.

Mục tiêu chủ đạo của Hợp tác Á - Âu hiện nay (được thông qua tại Hội nghị ASEM I) là Hợp tác để tạo sự tăng trưởng hơn nữa ở cả châu Á và châu Âu. Mục tiêu này đã được cụ thể hoá ở Khuôn khổ hợp tác Á - Âu (AECF) thành các mục tiêu cơ bản sau:

 - Thúc đẩy đối thoại chính trị để tăng cường hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau và thống nhất quan điềm của hai châu lục đối với các vấn đề chính trị và xã hội của thế giới;

- Xây dựng quan hệ đối tác một cách toàn diện và sâu rộng giữa hai châu lục Á, Âu để thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư giữa các nước thành viên.

- Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, môi trường, phát triển nguồn nhân lực:... để tạo sự tăng trưởng bền vững ở cả châu Á và châu Âu.

Các mục tiêu trên đã và đang được thực hiện thông qua một loạt các chương trình hành động của ASEM như Chương trình thuận lợi hoá thương mại (TFAP), Chương trình xúc tiến dầu tư (IPAP), Trung tâm công nghệ môi trường Á - Âu, Quỹ Á - Âu (ASEF), Quỹ tín thác… Về mặt kinh tế, ASEM đặt ra ba mục tiêu cụ thể là:

- Thúc đẩy giao lưu giữa các doanh nghiệp;Cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư; và

- Tạo sự tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững.

Như vậy, trong lĩnh vực kính tế, tuy ASEM chưa đề ra các mục tiêu về giảm thuế và các nghĩa vụ mang tính chất bắt buộc như các tổ chức ASEAN, WTO, song ba mục tiêu cụ thể nêu trên đã tạo nền tảng cho việc phát triển quan hợp tác kinh tế chặt chẽ giữa hai châu lục, góp phần tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại, đầu tư và đóng vai trò như một chất xúc tác thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực.

----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về ASEM. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt. 

icon-date
Xuất bản : 31/05/2022 - Cập nhật : 28/11/2022