Dãy núi của Việt Nam trải dài trên lãnh thổ nhờ vào vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ mà quy định về điều kiện địa hình vùng núi. Vậy, Địa hình vùng núi Nam Trường Sơn không có đặc điểm nào sau đây? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
A. Khối núi Kon Tum và cực Nam Trung Bộ được nâng cao.
B. Có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn đông - tây.
C. Các cao nguyên badan Plâyku, Mơ Nông, Di Linh khá bằng phẳng với độ cao trung bình từ 1000 đến 1500m.
D. Đỉnh Ngọc Linh là đỉnh núi cao nhất của vùng.
Đáp án đúng: C. Các cao nguyên badan Plâyku, Mơ Nông, Di Linh khá bằng phẳng với độ cao trung bình từ 1000 đến 1500m
Vùng núi Trường Sơn Nam có đặc điểm địa lý đặc biệt, trải dài trên lãnh thổ phía Nam của đất nước. Địa hình vùng núi Nam Trường Sơn không có đặc điểm là các cao nguyên badan Plâyku, Mơ Nông, Di Linh khá bằng phẳng với độ cao trung bình từ 1000 đến 1500m.
Trường Sơn Nam hay gọi là Nam Trường Sơn là hệ thống dãy núi và khối núi, gờ núi cao bao bọc phía Đông của Tây Nguyên, chạy dài từ khối núi Ngọc Linh đến mũi Dinh. Các dãy núi và khối núi chính thuộc Trường Sơn Nam là khối núi Ngọc Linh, dãy núi An Khê, Chư Đju, Tây Khánh Hòa, Chư Yang Sin.
Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ. Đặc trưng là các cao nguyên badan xếp tầng.
Khối núi Kom Tum và khối núi Nam Trung Bộ được nâng cao đồ sộ. Địa hình núi với những đỉnh cao trên 2000m nghiêng dần về phía đông, sụt dốc bên dải đồng bằng ven biển. - Tương phản với địa hình núi phía đông là các bề mặt cao nguyên bao la, xếp tầng (PlayKu, ĐăcLăc, Mơ Nông, Di Linh) và các bán bình nguyên xen đồi ở phía tây tạo nên sự đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây của vùng Trường Sơn Nam
Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ phần lớn là những bậc thềm phù sa, mang tính chất chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. Dải núi rừng phía Nam Trường Sơn khiến người phương xa xúc động bởi vẻ đẹp kỳ diệu của những cánh rừng khộp, săng lẻ thân cao vút và trụi là mùa khô. Tây Nguyên, dải đất huyền thoại chưa năm nào vắng tiếng cồng chiêng, thấp thoáng những mái nhà rông cao vút đẹp như lưỡi rìu vươn lên trời xanh, quê hương của các tộc người Ba na; Ê Đê; Jrai; MNông dũng mãnh và lãng mạn, nơi sử thi vẫn chảy mạch trong huyết quản con người. Rừng nơi đó tuy không còn hoang sơ như cách đây một thế kỷ, song vẫn chứa đựng những nhịp sống riêng, nuôi dưỡng những nhịp múa của các cô gái, cánh tay tròn lẳn quanh đống lửa, tiếp tiếng ngân nhịp chiêng và tiếng hú gọi voi nhà đã đi vào huyền thoại. Bên cạnh đó, những thác nước hùng vĩ giữa ngàn, các buôn làng Ra Glai hoang sơ sẽ đem đến cho du khách một góc nhìn mới về vùng rừng núi phía Tây tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận.
>>> Tham khảo: Đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc nước ta là?