logo

Đến năm 1938, nước Đức đã được ví như

Đến năm 1938, với đội quân 1.500.000 người cùng 30.000 xe tăng và khoảng 4.000 máy ba, nước Đức đã trở thành một trại lính khổng lồ, chuẩn bị tiến hành các kế hoạch chiến tranh xâm lược.

Cùng Top lời giải đến với đáp án chính xác cho câu hỏi: “Đến năm 1938, nước Đức đã được ví như” cùng với phần giải thích dễ hiểu của các thầy cô giáo qua đó là tài liệu học tập hay nhất dành cho các bạn học sinh tham khảo


Đến năm 1938, nước Đức đã được ví như

 A. Một trại tập trung khổng lồ

 B. Một trại lính khổng lồ

 C. Một tên sen đầm quốc tế

 D. Một đế quốc bất khả chiến bạ

Trả lời

Đáp án đúng: B. Một trại lính khổng lồ

Đến năm 1938, nước Đức đã được ví như một trại lính khổng lồ


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án B 

Đến năm 1938, với đội quân 1.500.000 người cùng 30.000 xe tăng và khoảng 4.000 máy ba, nước Đức đã trở thành một trại lính khổng lồ, chuẩn bị tiến hành các kế hoạch chiến tranh xâm lược.


Nước Đức trong những năm 1933 - 1939

Đến năm 1938, nước Đức đã được ví như

Trong thời kỳ cầm quyền (1933 - 1939) Hít - le đã thực hiện các chính sách tối phản động về chính trị, xã hội, đối ngoại.

* Kinh tế

- Tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự.

- Thành lập Tổng hội đồng kinh tế (7/1933), phục hồi công nghiệp, nhất là công nghiệp quân sự, giao thông vận tải, giải quyết thất nghiệp…

=> Nền kinh tế Đức đã thoát khỏi khủng hoảng. Năm 1938, tổng sản lượng công nghiệp của Đức tăng 28% so với giai đoạn trước khủng hoảng và vượt qua một số nước tư bản châu Âu.

* Chính trị

- Công khai khủng bố của Đảng phái dân chủ tiến bộ, vu cáo những người cộng sản đốt cháy nhà Quốc hội, đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật.

- Thủ tiêu nền cộng hòa Viama, thiết lập nền chuyên chính độc tài do Hit-le làm thủ lĩnh tối cao và tuyệt đối.

- Năm 1934, Tổng thống Hin-đen-bua qua đời. Hít-le tuyên bố hủy bỏ hoàn toàn nền cộng hòa Vaima, thay vào đó là nền “Chuyên chế độc tài khủng bố công khai” mà Hít-le là thủ lĩnh tối cao và xưng là quốc trưởng suốt đời.

* Đối ngoại: tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh

- Nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động.

- Ra lệnh tổng động viên quân dịch (1935), xây dựng nước Đức trở thành một trại lính khổng lồ.

- Ký với Nhật Bản “Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản” hình thành khối phát xít Đức - Italia - Nhật. Bản.   

- Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản thoả ước quốc tế giữa Đức với Nhật Bản (kí 25.11.1936 tại Beclin), và sau đó với Italia (kí 6.11.1937), nhằm thiết lập một khối liên minh phát xít Đức - Ý - Nhật dưới danh nghĩa cùng "hợp tác trong lĩnh vực phòng thủ chống những hoạt động phá hoại của Quốc tế Cộng sản ". Điều 1 của Hiệp ước ghi rõ: "các bên kí kết hiệp ước cam kết sẽ thông báo cho nhau về hoạt động của Quốc tế Cộng sản, sẽ trao đổi ý kiến về việc áp dụng các biện pháp phòng thủ cần thiết và củng cố sự hợp tác chặt chẽ trong việc thực hiện các biện pháp đó". Trên thực tế, qua việc kí hiệp ước này, các nước phát xít chủ trương thành lập một liên minh chính trị - quân sự, không chỉ chống Quốc tế Cộng sản, chống Liên Xô, mà còn muốn gây ra cuộc chiến tranh chống các nước Anh, Pháp, Hoa Kì, phá vỡ hệ thống Vecxay - Oasinhtơn và phân chia lại phạm vi thống trị thế giới. Sau này, các nước Tây Ban Nha, Hungari, Bungari, Rumani, Phần Lan, dưới sức ép của phát xít Đức, cũng tham gia Hiệp ước.       

>>> Xem thêmNước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) 

icon-date
Xuất bản : 27/04/2022 - Cập nhật : 30/11/2022