logo

Đề thi Học kì 2 Vật lý 9 có đáp án - Đề 16


Đề thi Học kì 2 Vật lý 9 có đáp án - Đề 16


ĐỀ BÀI

Câu 1: (1,5 điểm)

Trong phòng thực hành lý của lớp 9 có rất nhiều dụng cụ để làm thí nghiệm về cách tạo ra dòng điện cảm ứng xoay chiều, trong đó có hai dụng cụ là nam châm và cuộn dây dẫn kín.

a) Em hãy nêu hai cách tạo ra dòng điện cảm ứng xoay chiều từ nam châm và cuộn dây dẫn kín.

b) Khi làm thí nghiệm về cách tạo ra dòng điện xoay chiều, em hãy nhận xét dòng điện xoay chiều được tạo ra ở dụng cụ nào?

Câu 2: (1,5 điểm)

a) Dòng điện xoay chiều có những tác dụng nào? Kể tên những tác dụng đó.

b) Dòng điện xoay chiều đi qua bếp điện, bóng đèn compact gây ra hiện tượng và tác dụng gì?

Câu 3: (2,0 điểm)

1) Khi truyền tải điện năng đi xa, có một phần điện năng bị hao phí. Hãy nêu các cách làm giảm sự hao phí điện năng trên đường dây tải điện.

2) Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 100 vòng, cuộn thứ cấp có 5500 vòng. Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220 V.

a) Tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp.

b) Đây là máy tăng thế hay giảm thế và máy này đặt ở đâu khi truyền tải điện năng đi xa?

Câu 4: (1,5 điểm)

Người bị tật cận thị điểm cực viễn Cv cách mắt 50 cm

a) Người đó có thể nhìn rõ vật cách mắt 70 cm khi không đeo kính được không? Vì sao?

b) Để nhìn rõ vật người đó phải đeo kính gì, tiêu cự là bao nhiêu?

Câu 5: (1,5 điểm)

Trên hình 1 có A’B’ là ảnh của vật sáng AB tạo bởi một thấu kính.

Đề thi Học kì 2 Vật lý 9 có đáp án - Đề 16 | 45 đề thi Học kì 2 Vật lý 9 hay nhất

a) Dựa trên đặc điểm tạo ảnh của một vật qua thấu kính, hãy cho biết thấu kính tạo ảnh A’B’ là hội tụ hay phân kì? Vì sao?

b) Nêu một ứng dụng của thấu kính hội tụ và một ứng dụng của thấu kính phân kì?

Câu 6: (2,0 điểm)

Vật sáng AB đặt trước một thấu kính hội tụ vuông góc với trục chính, điểm A nằm trên trục chính. Chiều cao của vật là 3 cm. Tiêu cự của thấu kính là 10 cm. Khoảng cách từ vật AB đến thấu kính là 15 cm.

a) Hãy dựng ảnh A’B’ của AB và nêu đặc điểm của ảnh A’B’.

b) Tính chiều cao ảnh A’B’ và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.


ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM           

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1 (1,5đ)

 

a)  Học sinh có thể nêu các trường hợp:

+ Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm (0.5đ)

+ Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín. (0.5đ)

+ Đưa nam châm lại gần rồi ra xa hoặc ngược lại (1đ)                                             

b) Cuộn dây dẫn (0.5đ)

 

 

 

0.5đ

Câu 2 (1,5đ)

 

+ Kể được 4 tác dụng: Nhiệt, quang, từ, sinh lí (Nêu được 2 đến 3 tác dụng: 0,25đ; nêu được 4 tác dụng: 0,5đ)

+ Bếp điện: nóng lên (0.25đ) tác dụng nhiệt (0.25đ)

+ Bóng đèn: sáng lên (0.25đ) tác dụng quang (0.25đ)

0,5đ

 

1,0đ

Câu 3 (2,0đ)

 

- giảm R và tăng U (mỗi ý đúng 0.25đ)

(hoặc tăng S hoặc giảm P và tăng U)    

a. Tính được hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp là 12100 V      

(Công thức: 0,5đ; thế số và kết quả: 0,5đ)

b. Ý 1: Là máy tăng thế (0,25đ)

(nếu học sinh trả lời sai thì không có điểm ở cả ý 1 và 2)

Ý 2: Đặt ở đầu đường dây tải điện (0,25đ)

(học sinh có thể nêu đặt máy biện thế ở nhà máy điện, nhà máy thủy điện hoặc tương tự đều được)

0,5đ

 

1,0đ

 

0,5đ

Câu 4 (1,5đ)

 

a.  Không (0,5đ), vì vật cách mắt 70cm xa hơn cực viễn nên không thể nhìn rõ khi không đeo kính (0.5đ)

(Học sinh có thể nêu trường hợp khác, nếu giải thích đúng vẫn có điểm trọn vẹn. ví dụ: vì nằm ngoài khoảng cực viễn; 70cm là xa hơn điểm cực viễn; vì 70cm>50cm

Ngoài ra, nếu học sinh nhầm giữa nhìn thấy với nhìn rõ thì trừ 0,25đ)

b.  Thấu kính phân kì (0.25đ)

Tiêu cự 50 cm (0.25đ)

1.0đ

 

 

 

 

 

0,5đ

Câu 5 (1,5đ)

a) Là thấu kính phân kỳ (0,25đ) vì cho ảnh ảo cùng chiều nhỏ hơn vật (0.25đ)

(bỏ qua nếu thiếu từ ảo và nếu ghi ảnh thật thì trừ 0,25đ)

b) + Ứng dụng tkht: kính lão (kính lúp) (0,5đ)

    Ứng dụng tkpk: kính cận (0,5đ)

0,5đ

 

 

Câu 6 (2,0đ)

 

a. Vẽ hình đúng 0,5đ

(thiếu chiều truyền tia sáng, sai kí hiệu,.. trừ 0,25đ)

- Đặc điểm ảnh: Ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật (0,5đ)

(Nêu được 1 tới 2 ý được 0,25đ)

+Không cần vẽ đúng tỉ lệ nhưng phải vẽ được ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật. Nếu vẽ ảnh nhỏ hơn vật trừ 0,25đ)

+Thiếu ký hiệu vuông góc tại A và A’ là không trừ điểm

b. Tính được:

- Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là 30cm  0,5đ

- Chiều cao của ảnh là 6cm

+Thiếu đơn vị trừ 0,25đ toàn bài.

0,5đ

 

0,5đ

 

 

 

 

 

0,5đ

0,5đ

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021