logo

Đề thi Học kì 2 Vật lý 7 có đáp án - Đề 3


Đề thi Học kì 2 Vật lý 7 có đáp án - Đề 3


ĐỀ BÀI

Câu 1: (2 điểm)

a. Thế nào là sự bay hơi? Thế nào là sự  ngưng tụ?

Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?

b. Hãy nêu một ví dụ về ứng dụng của sự bay hơi.

Câu 2: (1 điểm)

a. Tính xem 40 oC ứng với bao nhiêu  oF?

b. Tính xem 126 oF ứng với bao nhiêu  oC?

Câu 3: (2 điểm)

Đề thi Học kì 2 Vật lý 7 có đáp án - Đề 3 | 45 đề thi Học kì 2 Vật lý 7 hay nhất

Em hãy cho biết:

a. Tên gọi và công dụng của nhiệt kế trong hình trên.

b. Giới hạn đo của nhiệt kế này.

c. Lúc bình thường thân nhiệt cơ thể là bao nhiêu ­0C?

Câu 4: (3 điểm)

Khi theo dõi quá trình nóng chảy của sáp parafin, người ta lập được bảng giá trị sau:

Nhiệt độ (0C)

40

46

50

50

50

58

68

80

Thời gian (min)

0

2

4

6

8

10

12

14

 Thế nào là sự nóng chảy?

a. Dựa vào bảng 2 em hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi của sáp theo thời gian.

b. Nhiệt độ nóng chảy của sáp parafin là bao nhiêu?

c. Thời gian nóng chảy diễn ra trong bao lâu?

Câu 5: (2 điểm)

Bánh xe ngựa, xe bò… bằng gỗ luôn được bọc một vòng sắt bên ngoài để giữ cho các khung gỗ bên trong được cố định và chắc chắn.

Để lắp vòng sắt này vào bánh xe, người thợ phải nung nóng vòng sắt rồi mới lắp vào. Sau đó họ dội nước lạnh làm nguội vòng sắt. Em hãy giải thích vì sao người thợ phải làm như thế.  


ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Câu 1: (2 điểm)

a. -Sự bay hơi là chuyển từ thể lỏng sang thể hơi (0,5 đ)

   - Sự ngưng tụ là chuyển từ thể hơi sang thể lỏng (0,5 đ)

   - Tốc độ  bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ (0,25 đ), gió (0,25 đ), diện tích mặt thoáng của chất lỏng (0,25 đ)  

b. Học sinh nêu được (0,25 đ)

Câu 2: (1 điểm)      

a. Tính đúng (0,5 đ)

b. Tính đúng (0,5 đ)

Câu 3: (2 điểm)

a. - Dụng cụ trên là nhiệt kế y tế (0,5 đ)

    - Dùng để đo thân nhiệt (0,5 đ)

b. - Giới hạn đo của nhiệt kế là 350C – 420C (0,5 đ)

c. - Lúc bình thường thân nhiệt cơ thể là 370C (0,5 đ )

Câu 4: (3 điểm)

a. - Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của một chất được gọi là sự nóng chảy (1,0 đ)

b. - Vẽ đúng đồ thị (1,0 đ)

c. - Nhiệt độ nóng chảy của sáp parafin là 50 0C (0,5 đ)

d. - Thời gian nóng chảy diễn ra trong 4 min. (0,5 đ)

Ghi chú: Học sinh không vẽ đồ thị, nhìn bảng giải thích đúng vẫn cho tròn điểm

 Câu 5: (2 điểm)

- Khi nung nóng, vòng sắt sẽ nóng lên (0,5 đ) và nở ra (0,25 đ) để lắp vòng sắt vào bánh xe dễ dàng (0,25 đ)

- Dội nước lạnh để vòng sắt sẽ nguội đi (0,5 đ) và co lại (0,25 đ) siết chặt bánh xe để giữ cho các thanh gỗ bên trong được cố định và chắc chắn khi di chuyển (0,25 đ).

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021