logo

Đề thi Học kì 2 Văn 8 có đáp án - Đề 6


Đề thi Học kì 2 Văn 8 có đáp án - Đề 6


ĐỀ BÀI:

Câu 1: (3.0 điểm):

1. Xác định các câu nghi vấn và nêu chức năng của chúng trong các đoạn trích sau:

a) Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?

                                                                                               (Lão Hạc/Nam Cao)

b) Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:

- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?

                                                       (Những ngày thơ ấu/Nguyên Hồng)

 

2. Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự các từ được in đậm trong đoạn văn sau:

Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

                                                                                              (Cây tre Việt Nam/Thép Mới)

Câu 2: (2,0 điểm):

Vì sao có thể nói đoạn trích “Nước Đại Việt ta” là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ “Sông núi nước Nam” (đã học ở lớp 7)?

Câu 3: (5,0 điểm):

Trò chơi điện tử đang trở thành trò chơi tiêu khiển hấp dẫn, nhất là đối với các bạn học sinh. Nhiều bạn vì mải chơi nên sức học ngày càng giảm sút và còn phạm những sai lầm khác. Hãy viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó.

--- Hết ---


HƯỚNG DẪN VÀ THANG ĐIỂM:

Câu 1: (3,0 điểm)

1) Câu nghi vấn:

-  “Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?”                             (0,5đ)

→ Chức năng: bộc lộ cảm xúc.                                                                                        (0,5 đ)

-  “Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?”                                                 (0,5 đ)

→ Chức năng: hỏi.                                                                                                          (0,5 đ)

2) Hiệu quả diễn đạt của trật tự các từ in đậm sau:

Đúc kết được những phẩm chất đáng quý của cây tre theo trình tự miêu tả trong bài văn      (1,0 đ)

Câu 2: (2,0 điểm)

- Trong bài thơ “Sông núi nước Nam”, ý thức dân tộc được Lý Thường Kiệt xác định trên hai yếu tố: lãnh thổchủ quyền.   (1,0 đ)

- Đến  đoạn trích “Nước Đại Việt ta”, ba yếu tố nữa được bổ sung: văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử.  (1,0 đ)

* Học sinh có thể bổ sung thêm: Nguyễn Trãi đã ý thức được văn hiến, truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc. Điều mà kẻ xâm lược luôn tìm cách phủ định (văn hiến nước Nam) thì chính là thực tế, tồn tại với sức mạnh của chân lí khách quan.

Câu 3: (5,0 điểm):

* Yêu cầu về hình thức: (1,0 đ)

- Trình bày sạch đẹp, bố cục đủ 3 phần.

- Chữ viết dễ đọc, không sai chính tả.

* Yêu cầu về nội dung:

 Mở bài:

- Khái quát về tác hại của trò chơi điện tử.

- Nêu vấn đề cần nghị luận.

Thân bài:

♦ Hiện trạng:

- Số lượng cửa hàng dịch vụ trò chơi điện tử nhiều và ngày càng gia tăng.

- Nó đã thu hút rất nhiều đối tượng, mọi lứa tuổi, đặc biệt là học sinh ở độ tuổi mới lớn, ưa thích khám phá cái mới.

- Nhiều bạn học sinh ngồi hàng giờ, hàng ngày trước màn hình máy tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy mà sao nhãng học hành và còn phạm nhiều sai lầm khác nữa…

* Nguyên nhân:

- Trò chơi điện tử hiện nay đang thu hút mọi người bởi tính đa dạng và phong phú của nó.

- Đây là một thú vui tiêu khiển rẻ tiền, dễ chơi với những âm thanh, đồ họa rất sống động, bắt mắt, mới lạ, hợp với tính cách của giới trẻ.

- Do bản thân chưa có ý thức tự giác, còn mãi chơi; do gia đình, bố mẹ còn lỏng lẻo trong việc quản lí con cái…

* Tác hại:

- Đam mê trò chơi điện tử: tốn thời gian dễ khiến học sinh sao nhãng việc học tập, dẫn đến kết quả thấp kém, trốn học, bỏ học…

- Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người: cận thị, đầu óc mệt mỏi…

- Chơi game nhiều, sống với thế giới ảo sẽ làm đầu óc mụ mẫm, ảo giác, thiếu vốn sống thực tế…

- Để có tiền chơi điện tử, người chơi có thể trở thành kẻ trộm cắp, cướp giật, thậm chí gây nhiều tội ác khác…

- Bị ảnh hưởng bởi những nội dung không lành mạnh hoặc bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo dễ mắc vào các tệ nạn xã hội…

(Nêu một vài dẫn chứng cụ thể).

♦ Giải pháp khắc phục, lời khuyên:

Việc mải chơi điện tử rất nguy hại với lứa tuổi học sinh. Vì vậy:

- Mỗi học sinh cần phải có ý thức tự giác, thực hiện qui định về thời gian, không ảnh hưởng đến học tập…

- Các bậc phụ huynh cần quản lí con em mình chặt chẽ.

- Nhà trường và các tổ chức xã hội cần tổ chức các sân chơi bổ ích và lành mạnh nhằm thu hút các em.

- Các cơ quan chức năng cần quản lí và kiểm soát chặt chẽ các dịch vụ điện tử, cần có hình thức xử phạt nghiêm đối với các đối tượng vi phạm…

(Học sinh có thể nêu những giải pháp hợp lý khác)

- Liên hệ thực tế, đưa ra lời khuyên thiết thực.

 Kết bài:

- Khái quát nhận định của cá nhân về vấn đề nghị luận.

- Hơn ai hết, bản thân mỗi bạn trẻ cần ý thức rõ ràng những mặt lợi, mặt hại của trò chơi điện tử để tự điều chỉnh mình, tự rèn luyện ý thức tự giác.

- Chỉ nên xem đây là thú tiêu khiển mang tính giải trí để không quá lạm dụng nó, phụ thuộc vào nó.

* Cách cho điểm:

- Mức tối đa (4-5 điểm): học sinh trình bày được các ý nêu trên, cách viết sáng tạo..

- Mức chưa tối đa (2-3 điểm): học sinh trình bày được tương đối đầy đủ các ý nêu trên, còn thiếu sót một số lỗi nhỏ.

- Mức không đạt (1-2 điểm): Không làm bài hoặc sai lạc cả về nội dung lẫn cách thức trình bày.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021