logo

Đề thi Học kì 2 Sinh học 10 có đáp án - Đề 7


Đề thi Học kì 2 Sinh học 10 có đáp án - Đề 7


ĐỀ BÀI

I. Trắc nghiệm

Câu 1. Số lượng phân tử ATP được tạo ra từ 1 phân tử đường glucô ở sinh vật nhân thực qua quá trình hô hấp là

A.35.                            

B.36.                              

C.37.                              

D.38.

Câu 2Quá trình ôxihoá axêtyl-CoA được diễn ra ở đâu? 

A.Trong ribôxôm .             

B.Trong chất tế bào.           

C.Trong chất nền của ti thể.                 

D.Trong lạp thể

Câu 3. Những sinh vật nào có khả năng quang hợp?

A. Thực vật,vi khuẩn chứa diệp lục.                    

B.Các loại nấm mũ, tảo.

C.Vi khuẩn, nấm.                                                

D. tảo, vi khuẩn.

Câu 4. Vai trò của sắc tố quang hợp là

A. hấp thụ ánh sáng dảm bảo nhiệt độ cây cân bằng với nhiệt độ của môi trường.

B. hấp thụ quang năng, thực hiện quang hợp.

C. thúc đẩy mọi hoạt động sống của cây.

D. tổng hợp các hợp chất hữu cơ cho cây.

Câu 5. Sản phẩm tạo ra trong quang phân li nướclà

A. H2 ,  O2,  e_.             

B. O2,  e_,  ATP.               

C. H2,  e_,   ATP.                       

D.O2,  e_,  H+.

Câu 6. Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Quang hợp và hoá tổng hợp là hai con đường đồng hoá cacbon của sinh vật tự dưỡng.

B. Quang  hợp đặc trưng cho sinh vật bậc thấp, tảo và một số loại vi khuẩn, còn hoá tổng hợp chỉ đặc trưng cho một số loại vi khuẩn khác.

C. Pha sáng của quá trình quang hợp phụ thuộc trực tiếp vào ánh sáng.

D. Pha sáng của quang hợp xảy ra trong chất nền của lục lạp.

Câu 7.Trong quang hợp O2 được sinh ra từ

A.H2O.                      

B.CO2.                       

C.NADH.                     

D.FADH2.

Câu 8.Giảm phân là hình thức

A. phân bào có sự biến đổi trong bộ NST.                   

B. phân bào giảm nhiễm.

C. là hai lần phân bào ,một lần có thoi tơ vô sắc.        

D. gồm nguyên phân và giảm phân.

Câu 9.Thời gian của chu kì tế bào phụ thuộc vào

A. từng loại tế bào trong cơ thể và từng giai đoạn phát triển của cơ thể.

B. từng loài sinh vật và từng giai đoạn phát triển của cơ thể.

C. từng loại tế bào trong cơ thể và từng loài sinh vật.

D. từng cá thể và tuỳ từng nhóm đối tượng nghiên cứu.

Câu 10.Việc phân biệt lưới nội chất có hạt và không hạt dựa vào

A.lưới nội chất có hạt hình túi còn lưới không hạt hình ống.

B.lưới nội chất có hạt có ribôxôm bám ở trong lưới còn lưới không hạt thì không.

C. lưới nội chất có hạt có ribôxôm bám ở trong lưới còn lưới không hạt thì bám ở ngoài.

D.lưới có hạt nối thông với khoang giữa của màng nhân còn lưới không hạt thì không.

Câu 11. Ribôxôm là

A. một thể hình cầu được cấu tạo từ rARN và prôtêin đặc hiệu.

B. hai tiểu phần hình cầu ghép lại.

C. hai tiểu phần hình cầu lớn và bé,mỗi tiểu phần do rARN kết hợp với prôtêin đặc hiệu.

D. là một túi cầu, bên trong chứa các enzim thuỷ phân.

Câu 12. Giấm là dung dịch chứa axit axêtic khoảng

A. 3%-6%.                 

B. 6%-10%.                       

C.10%-12%.                    

D.12%-15%.

Câu13. Làm tương chủ yếu là nhờ

A. nấm vàng xanh .             

B. nấm vàng hoa cau.               

C. vi khuẩn kị khí.             

D. nấm men.

Câu 14. Bình đựng nước thịt lâu ngày sẽ có mùi thối vì có hiện tượng vi sinh vật

A. lên men tạo axit do dư thừa cacbon.                   

B. khử amin do thừa nitơ và thiếu cacbon.

B. làm mốc sản phẩm.                                          

D. xâm nhập vào quá nhiều.

Câu 15. Bánh mì trở nên xốp sau khi nướng là do(chọn phương án đúng nhất)

A.nấm men được trộn vào bột bánh.                 

B.có quá nhiếu CO2.

C.bánh chứa nhiều tinh bột.                               

D.nhiệt độ cao.

Câu16. Quả vải thiều chín qua 3-4 ngày thì có vị chua vì

A. lên men và chuyển hoá đường thành axit.         

B. vỏ quả vỡ và O2 xâm nhập vào trong.

C. côn trùng tiết enzim vào trong.                        

D.cây không cung cấp đủ mà bị ôxihoá

Câu 17. Một số nơi như Thanh hoá, Hà nội… làm nem chua ngon là dựa theo nguyên lí

A. sử dụng nhiều nguyên liệu tốt.                    

B. sử dụng loại nước đặc biệt.

C. lên men lactic.                                             

D. lên men  và sử dụng nguyên liệu đặc biệt.

Câu 18. Khi nghiên cứu sinh trưởng của quần thể  vi sinh vật  người ta dùng

A.nuôi cấy không liên tục .                             

B. nuôi cấy liên tục.

C.nuôi cấy toàn phần.                                     

D. nuôi cấy tự nhiên.

Câu 19.Thời gian thế hệ của vi khuẩn đường ruột là

A. 20 phút.                    

B. 2 giờ.                     

C. 8 giờ.                        

D.20 giờ.

Câu 20. Sinh sản ở vi khuẩn có

A. sự nhân lên của nhiếm sắc thể.                    

B. hình thành thoi vô sắc nhưng không rõ.

C. màng sinh chất gấp nếp (hạt mêzôxôm)         

D. sự đột biến mạnh mẽ.

II. Tự luận

Câu 21.Nêu sự biến đổi bình thường về số lượng của bộ NST 2n trong nguyên phân và trong giảm phân.

Câu 22.Nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng cơ bản của quần thể vi khuẩn.


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

I. Trắc nghiệm (7 điểm)

1B

2A

3A

4B

5D

6A

7A

8B

9C

10B

11C

12A

13B

14B

15A

16A

17C

18A

19A

20C

 II. Tự luận (3 điểm)

Câu 21.

+Ví dụ: ở người 

Câu 22.Đặc điểm 4 pha sinh trưởng cơ bản của quần thể vi khuẩn:

+ Pha tiềm phát: Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng. Enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.

+ Pha luỹ thừa(pha log): Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi,số lượng tế bào trong quần thể tăng lên rất nhanh.

+ Pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian , vì số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi.

+Pha suy vong: Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân huỷ ngày càng nhiều , chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích luỹ quá nhiều.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021