logo

Đề thi Học kì 2 Địa lí 10 có đáp án - Đề 9


Đề thi Học kì 2 Địa lí 10 có đáp án - Đề 9

Câu 1: Công nghiệp được chia làm hai nhóm A, B là dựa vào:

A. Tính chất và đặc điểm.

B. Trình độ phát triển.

C. Công dụng kinh tế của sản phẩm.

D. Lịch sử phát triển của các ngành.

Câu 2: “Điểm công nghiệp” được hiểu là:

A. Một đặc khu kinh tế.

B. Một điểm dân cư có vài xí nghiệp công nghiệp.

C. Một diện tích nhỏ dùng để xây dựng một số xí nghiệp công nghiệp.

D. Một lãnh thổ nhất định có những điều kiện thuận lợi để xây dựng các xí nghiệp công nghiệp.

Câu 3: Các ngành công nghiệp nhẹ thường phát triển mạnh ở các nước đang phát triển vì:

A. Đây là những ngành tạo tiền đề để thực hiện công nghiệp hóa.

B. Đây là ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao.

C. Phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển.

D. Sự phân công lao động quốc tế.

Câu 4: Đa dạng về sản phẩm, phức tạp về trình độ kỹ thuật, sử dụng ít nhiên liệu, chịu ảnh hưởng lớn của lao động, thị trường và nguyên liệu. Đó là đặc điểm của ngành công nghiệp:

A. Cơ khí, hóa chất                         B. Hóa chất                       C. Sản xuất hàng tiêu dùng.            D. Năng lượng

Câu 5: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến giao thông vận tải:

A. Quyết định sự có mặt và vai trò của các loại hình giao thông vận tải.

B. Ảnh hưởng đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải.

C. Ảnh hưởng đến hoạt động của giao thông vận tải.

D. Tất cả các yếu tố trên.

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành giao thông vận tải:

A. Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa.

B. Chất lượng sản được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, an toàn.

C. Tiêu chí đánh giá là khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình.

D. Số lượng hành khách luân chuyển được đo bằng đơn vị: tấn.km.

Câu 7: Vai trò nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ:

A. Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển mạnh.

B. Trực tiếp sản xuất ra máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất.

C. Cho phép khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

D. Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.

Câu 8: Để phát triển kinh tế - xã hội miền núi, giao thông cần đi trước một bước vì:

A. Thúc đẩy giao lưu giữa các địa phương miền núi, miền núi với đồng bằng.

B. Tạo điều kiện khai thác thế mạnh to lớn của miền núi.

C. Thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế miền núi.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 9: Ngành công nghiệp nào là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại là:

A. Công nghiệp điện lực                B. Công nghiệp luyện kim.

C Công nghiệp cơ khí.                      D. Công nghiệp điện tử tin học.

Câu 10: Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên lượng chuyên môn hóa. Đó là đặc điểm của:

A. điểm công nghiệp.                        B. Khu công nghiệp tập trung.

C. trung tâm công nghiệp.                 D. Vùng công nghiệp.

Câu 11: ngành công nghiệp không khói chính là ngành dịch vụ:

A. Đúng                                          B. Sai

Câu 12: Chất lượng sản phẩm giao thông vận tải được đo bằng:

A. tốc độ chuyên chở.                   B. Sự tiện nghi.                    C. Sự an toàn.                        D. Các ý đều đúng.

Câu 13: Điểm công nghiệp có mặt hạn chế:

A. Tốn kém nhiều vào đầu tư cơ sở hạ tầng.

B. Không tận dụng được các phế liệu, giá thành sản phẩm cao.

C. không liên hệ về kĩ thuật, kinh tế với các xí nghiệp khác.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 14: Ở các nước phát triển, số người hoạt động trong ngành dịch vụ là:

A. 50 → 55%.                             B. 55 → 60%.                      C. 60 → 65%.                        D. trên 70%.

Câu 15: Số hành khách và số tấn hàng hóa được vận chuyển gọi là:

A. Khối lượng luân chuyển.                                          B. Khối lượng vận chuyển.

C. Khối lượng luân chuyển và vận chuyển.                    D. Cự ly vận chuyển trung bình.

Câu 16: Chở nặng, đi xa, tốc độ nhanh, ổn định và giá rẻ là đặc điểm của:

A. Đường sắt.                             B. Đường biển.                      C. Đường ô tô.                      D. Hàng không.

Câu 17: Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đa dạng, phong phú, tùy thuộc vào:

A. Điều kiện tự nhiên – dân cư.                                     B. Kinh tế - chính sách.

C. Tiến bộ của khoa học kĩ thuật.                                   D. Các ý đều đúng.

Câu 18: Điểm công nghiệp có mặt tích cực:

A. có tính cơ động, dễ ứng phó với các sự cố.                                               B. Dễ thay đổi thiết bị.

C. không ràng buộc, không làm ảnh hưởng đến các xí nghiệp khác.                D. Các ý đều đúng.

Câu 19: Có các xí nghiệp nòng cốt (hay hạt nhân) là đặc điểm của trung tâm công nghiệp:

A. Đúng                                         B.Sai

Câu 20: Sự phân bố ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bó mật thiết với:

A. Vùng sản xuất nguyên liệu.                                          B. Điểm công nghiệp.

C. Vùng công nghiệp.                                                       D. Phân bố dân cư.

Câu 21: ở các hoang mạc nhiệt đới ảnh hưởng thuận lợi đến loại hình giao thông nào?

A. Đường sắt.                          B. Đường sông.                       C. Đường ô tô.                      D. Gia súc, lạc đà.

Câu 22: Điểm công nghiệp đồng nhất với điểm dân cư có xí nghiệp công nghiệp:

A. Đúng.                                 B. Sai.

Câu 23: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp gắn với đô thị vừa và lớn có vị trí địa lí thuận lợi là hình thức:

A. điểm công nghiệp.                                            B. Khu công nghiệp tập trung.

C. trung tâm công nghiệp.                                  D. Vùng công nghiệp.

Câu 24: Ở các nước đang phát triển, tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ là:

A. dưới 20%.                                        B. dưới 30%.                   C. trên 40%.              D. Khoảng 35%.

Câu 25: Số hành khách tính bằng người.km và số tấn hàng hóa tính bằng tấn.km được gọi là:

A. Khối lượng luân chuyển.                                        B. Khối lượng vận chuyển.

C. Khối lượng luân chuyển và vận chuyển.                      D. Cự ly vận chuyển trung bình.

Câu 26: Điểm công nghiệp có mặt hạn chế:

A. Tốn kém nhiều vào đầu tư cơ sở hạ tầng.

B. Không tận dụng được các phế liệu, giá thành sản phẩm cao.

C. không liên hệ về kĩ thuật, kinh tế với các xí nghiệp khác.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 27: Nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản dùng để chỉ:

A. Dầu khí                                       B. Than đá                           C. Củi, gỗ                   D. Sức nước.

Câu 28: Công nghiệp dệt, may thuộc nhóm ngành:

A. Công nghiệp nặng                         B. Công nghiệp nhẹ              C. Công nghiệp vật liệu       D. Công nghiệp chế biến

Câu 29: Ngành công nghiệp nào sau đây được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế kỹ thuật của một nước?

A. Công nghiệp cơ khí.                                             B. Công nghiệp hóa chất.

C. Công nghiệp điện tử - tin học.                           D.Công nghiệp năng lượng

Câu 30: Ngành công nghiệp có khả năng lớn nhất để thúc đẩy cho cả công nghiệp nặng lẫn nông nghiệp phát triển là:

A. Công nghiệp luyện kim.                                      B. Công nghiệp dệt.

C. Công nghiệp hóa chất                                         D. Công nghiệp năng lượng.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác