I. Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Hãy chọn câu trả lời đúng.
Câu 1: Đặc điểm ngoại hình của lợn Lan đơ rat:
A. có lang trắng đen hình yên ngựa điển hình
B. tai to, rủ xuống phía trước
C. mặt gãy, tai to hướng về trước
D. toàn thân đen, tai nhỏ
Câu 2: Tại sao người ta thường trồng cây ở thành phố, khu công nghiệp?
A. Phục vụ du lịch
B. Làm trong sạch không khí
C. Điều hòa tốc độ dòng nước chảy
D. Hạn chế xói mòn, rửa trôi
Câu 3: Những cây trồng thường áp dụng hình thức xen canh:
A. Ngô xen đậu tương
B. Chôm chôm xen nhãn
C. Cà phê xen cacao
D. Mít xen điều
Câu 4: Nhóm nông sản cần dùng phương pháp bảo quản lạnh là:
A. Rau cải, dưa chuột
B. Hành tây, dưa hấu
C. Lúa, tiêu
D. Bắp, sắn
Câu 5: Nhóm thức ăn vật nuôi giàu protein gồm:
A. bột cá, cỏ
B. giun đất, rơm
C. đậu phộng, bắp
D. đậu nành, bột cá
Câu 6: Nhân giống thuần chủng nhằm mục đích gì?
A. Tăng nhanh đàn vật nuôi
B. Phát huy tác dụng của chọn lọc giống
C. Kiểm tra chất lượng vật nuôi
D. Giữ và hoàn thiện đặc tính tốt của giống
Câu 7: Đặc điểm của gà đẻ trứng to là:
A. Thể hình ngắn, khoảng cách giữa 2 xương háng để lọt 2 ngón tay.
B. Thể hình dài, khoảng cách giữa 2 xương háng để lọt 2 ngón tay.
C. Thể hình dài, khoảng cách giữa 2 xương háng để lọt 3 ngón tay trở lên.
D. Thể hình ngắn, khoảng cách giữa 2 xương háng để lọt 3 ngón tay trở lên.
Câu 8: Vệ sinh trong chăn nuôi là để:
A. dập tắt dịch bệnh nhanh
B. khống chế dịch bệnh lây lan
C. phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe vật nuôi
D. ngăn chặn dịch bệnh
Câu 9: Nhổ bỏ một số cây yếu, cây bị sâu bệnh nhằm:
A. bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng
B. chống ngã đổ cây
C. đảm bảo mật độ khoảng cách cây trồng
D. diệt trừ sâu bệnh hại
Câu 10: Điều kiện nơi lập vườn gieo ươm cây rừng là:
A. Mặt đất dốc 100
B. Xa nơi trồng rừng
C. Độ pH 3-4
D. Đất cát pha
Câu 11: Lượng gỗ khai thác chọn phải nhỏ hơn trữ lượng gỗ của khu rừng khai thác:
A. 25%
B. 35%
C. 40%
D. 4%
Câu 12: Nhóm các nông sản được thu hoạch bằng cách đào:
A. Khoai từ, khoai lang
B. Củ cải, củ gừng
C. Hoa, rau cải
D. Tiêu, cà rốt
II. Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm)
Trong tiết thực hành công nghệ, nhóm em được giao nhiệm vụ trồng cây con có bầu đất. Bằng kiến thức đã học, em hãy nhắc lại quy trình trồng, để các bạn thực hiện dễ dàng hơn.
Câu 2: (1 điểm)
Rừng ở nơi đất dốc lớn hơn 150 có được khai thác trắng không? Vì sao?
Câu 3: (2 điểm)
Thế nào là sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? Lấy ví dụ minh họa.
Câu 4: (2,5 điểm)
a) Nêu mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi? (1.5 điểm)
b) Em hãy kể tên các phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi mà em được biết. (1 điểm)
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Mỗi ý đúng 0,25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Đáp án |
B |
B |
A |
A |
D |
D |
Câu |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
C |
C |
C |
D |
B |
A |
II. Phần tự luận (7 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 (1,5 điểm)
|
* Quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu đất: - Tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất. - Rạch bỏ vỏ bầu - Đặt bầu vào lỗ trong hố - Lấp và nén đất lần 1 - Lấp và nén đất lần 2 - Vun gốc |
0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 |
2 ( 1 điểm)
|
Rừng ở nơi đất dốc lớn hơn 150 không được khai thác trắng, vì tốc độ dòng chảy sẽ nhanh, dễ gây ra xói mòn, sạt lở, lũ lụt... |
1 |
3 ( 2 điểm)
|
- Sự sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận cơ thể. VD: Dạ dày bò tăng thêm sức chứa (HS tự lấy VD) - Sự phát dục là sự thay đổi về chất các bộ phận trong cơ thể VD: Gà mái biết đẻ trứng ( HS tự lấy VD) |
0,5
0,5 0,5 0,5 |
4 (2,5 điểm) a (1,5 điểm)
b) (1 điểm) |
a) Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi - Chế biến thức ăn: Làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, dễ tiêu hóa, giảm bớt độ thô cứng, loại bỏ chất độc hại... - Dự trữ thức ăn: nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi. b) Các phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi: cắt ngắn, nghiền nhỏ, ủ men, đường hóa tinh bột...
|
1
0,5
1 |